icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Reha hỗ trợ điều trị thế nào?

Một số bài tập hỗ trợ giảm đau vùng cùng cụt:

Người đăng: Hải Yến - 04/02/2024
Một số bài tập hỗ trợ giảm đau vùng cùng cụt:
Đau xương cụt là một bệnh lý phổ biến có thể xảy ra ở cả nam lẫn nữ. Bệnh gây nên những cơn đau âm ỉ, thậm chí là đau nhói… làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Với mức độ từ nhẹ đến trung bình, bệnh hoàn toàn có thể tự điều trị bằng các phương pháp tự nhiên. Một trong số đó phải kể đến các bài tập chữa đau xương cụt, vừa đơn giản, vừa hiệu quả mà bạn có thể thực hiện ngay tại nhà.
Nhiều nghiên cứu cũng đã cho thấy, việc áp dụng các bài tập thể dục hay các bài tập yoga có thể tăng cường khả năng vận động, kéo giãn xương chậu và các cơ hông, mông. Từ đó, giúp người bệnh có tư thế ngồi tốt hơn và làm giảm được áp lực lên phần lưng dưới.
Không chỉ vậy, thường xuyên thực hiện các bài tập chữa đau xương cụt còn giúp tăng cường sức khỏe tổng thể, sức khỏe cơ bắp và hệ xương khớp, đồng thời còn giúp duy trì và cải thiện sự linh hoạt của các khớp trên cơ thể. Hơn thế, chúng còn có khả năng tăng sức đề kháng của cơ thể, giúp phòng ngừa một số bệnh lý về xương khớp khác. 
1. Bài tập vặn mình 
Bài tập chữa đau xương cụt đầu tiên phải kể đến đó chính là bài tập vặn mình cơ bản. Bài tập này có thể tác động mạnh và phần lưng dưới, cơ mở hông cũng như cơ sàn chậu. Từ đó giúp thư giãn, giảm căng cơ, đồng thời có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng đau nhức xương cụt, đau thắt lưng kéo dài một cách hiệu quả. 
Cách thực hiện bài tập vặn mình như sau:
  • Chuẩn bị ở tư thế ngồi khoanh chân trên thảm, lưng thẳng.
  • Chân trái dựng lên, đặt ra ngoài đầu gối chân phải.
  • Tay trái chống thẳng về phía sau lưng sao cho cánh tay ép sát thân người rồi cùng lúc quay người về phía sau.
  • Tay phải nắm lấy cổ chân phải.
  • Đầu cùng thân người quay về phía sau hết cỡ, trọng lượng dồn sang mông trái.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vòng 60 giây rồi xoay người trở lại bên phải và thực hiện tương tự.
  • Thực hiện liên tục 5 – 10 lần cho mỗi bên.
  •  

2. Bài tập ôm gối

Bài tập chữa đau xương cụt này có tác động chủ yếu tới phần xương chậu và ức đòn chũm, giúp phần cơ xương này được thư giãn, đồng thời làm giảm các cơn đau nhức nhanh chóng. 
Cách thực hiện bài tập ôm gối như sau:
  • Nằm ngửa trên thảm tập hoặc trên sàn, duỗi thẳng hai chân và để tay dọc theo thân người một cách thoải mái nhất.
  • Sau đó mở rộng hai chân rồi nâng hai bên đầu gối lên, lấy tay ôm gối và kéo đầu gối gần về phía cổ.
  • Nâng nhẹ phần đầu và cổ, hướng về phía bụng, cần ôm gối lên cao hết cỡ.
  • Giữ nguyên tư thế này trong vòng 30 – 60 giây, sau đó trở lại vị trí ban đầu và lặp lại thêm nhiều lần nữa.

3. Bài tập tư thế con mèo

Đây là một bài tập Yoga với tư thế con mèo, bài tập này có tác dụng làm giảm đau nhức cực hiệu quả. Đặc biệt là phần bụng, lưng và cột sống sẽ được rèn luyện để dẻo dai, chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, bài tập còn giúp thư giãn, giải tỏa nhanh chóng các cơn đau xung quanh vùng chậu và xương cụt. 
Cách thực động tác con mèo như sau:
  • Chuẩn bị ở tư thế bò trên mặt sàn sao cho hai tay và hai đầu gối chống thẳng vuông góc.
  • Hít sâu đồng thời cong lưng lên trên hết cỡ, đầu cúi xuống để cằm gần về phía ngực và giữ nguyên như vậy trong 5 giây.
  • Sau đó võng lưng xuống dưới đồng thời thở ra từ từ, đầu hơi ngửa lên trên, tiếp tục giữ nguyên như vậy trong 5 giây.
  • Quay về tư thế ban đầu, thả lỏng rồi lặp lại thêm 10 – 15 lần nữa.

4. Bài tập tư thế em bé

Đây là một trong những bài tập chữa đau xương cụt hiệu quả, dễ thực hiện nhất. Bài tập này có tác dụng kéo dài cột sống rất tốt và giúp tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu. Đồng thời còn giúp giảm đau thắt lưng cũng như các cơn đau khu vực xương cụt. Không chỉ vậy, bài tập còn được nhiều người sử dụng cuối buổi tập để thư giãn cơ thể cực tốt. 
Cách thực hiện tư thế em bé như sau:
  • Ngồi gập chân trên sàn hoặc thảm tập, sau đó đưa mông ngồi trên gót chân, lưng thẳng, hai bàn tay đặt trên đầu gối.
  • Mở rộng hai đầu gối, gập người về phía trước giữa 2 đùi, hai tay vươn lên đầu và đặt thoải mái trên mặt đất, trán chạm sàn.
  • Giữ tư thế này trong 1 phút hoặc lâu hơn.
  • Nâng người lên từ từ về tư thế ban đầu khi kết thúc bài tập.



 

Reha hỗ trợ điều trị thế nào? liên quan

Xem thêm