Các phương pháp điều trị, phục hồi giãn dây chẳng khớp gối:
Giãn dây chẳng khớp gối có xu hướng phục hồi sau một thời gian nhất định. Do đó, điều trị tình trạng này chủ yếu là sử dụng thuốc và áp dụng một số biện pháp giúp kiểm soát cơn đau. Đồng thời thực hiện một số bài tập để tăng cường chức năng vận động, ngăn chặn tinh trạng teo cơ và giúp cấu trúc khớp vững vàng hơn.
Can thiệp điều trị sớm và đúng cách có thể kiểm soát tình trạng giãn dây chẳng đầu gối trong một thời gian ngắn. Ngược lại, tình trạng chủ quan có thể khiến dây chẳng chậm phục hồi, ổ khớp lỏng lẻo, giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ thoái hóa.
Dưới đây là một số biện pháp điều trì và phục hồi giãn dây chẳng khớp gối:
1. Biện pháp khắc phục tại nhà
Trong trường hợp giãn dây chẳng đầu gối có mức độ nhẹ hoặc chưa thể đến bệnh viện, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như:
2. Áp dụng các phương thức vật lý trị liệu:
Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau khớp gối, tăng tuần hoàn,
thư giãn cơ và hỗ trợ giảm phù nề. Các phương pháp này được thực hiện nhằm ổn định ổ khớp, kiểm soát triệu chứng và tạo điều kiện để khớp nhanh chóng phục hồi.
Một số phương pháp được áp dụng:
3. Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu
Sau khoảng 1 - 2 tháng thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu bị động, bạn nên thực hiện các bài tập để phục hồi chức năng vận động và cải thiện cấu trúc ổ khớp. Dưới đây là một số bài tập giúp phục hồi giãn dây chẳng đầu gối được các chuyên gia khuyến khích thực hiện:
• Duỗi gối thụ động: Ngồi trên giường cao và đặt hai chân buông thỏng sao cho bàn chân không chạm sàn. Từ từ nâng chân bị giãn dây chẳng lên nhẹ nhàng sao cho chân song song với mặt đất. Nên thực hiện chậm rãi để tránh gây đau nhức đầu gối. Thực hiện đều đặn 5 - 10 lần.
• Tập cơ tứ đầu: Bài tập này có tác dụng hạn chế tinh teo cơ do khớp gối không cử động lâu ngày. Để thực hiện bài tập này, cần kê sẵn khăn mỏng đã được cuộn lại đặt ở mặt sau đầu gối.
Sau đó, nằm trên giường và từ từ nâng cả 2 chân lên mặt giường khoảng 20 - 30cm. Giữ trong khoảng vài giây rồi nhẹ nhàng đặt xuống. Thực hiện từ 8 - 10 lần cho đến khi khớp gối duỗi thẳng hoàn toàn.
• Tập co gối: Nằm trên sàn và đặt hai chân duỗi thẳng dựa vào tường sao cho phần chân và phần bụng tạo thành 1 góc 90 độ. Sau đó, từ từ co đầu gối ở bên chân bị giãn dây chẳng cho đến khi đầu gối có cảm giác căng thì dừng lại. Giữ nguyên tư thế từ 15 - 30 giây, duỗi thẳng chân về vị trí ban đầu và lặp lại khoảng 3 - 5 lần.
• Tập căng gối: Nằm trên sàn nhà, duỗi thẳng hai chân. Sau đó, nâng chân bị giãn dây chẳng lên cao sao cho chân với sàn nhà tạo thành 1 góc 90 độ. Giữ nguyên tư thế từ 10 - 15 giây và thả chân nhẹ nhàng xuống sàn. Thực hiện động tác này từ 7 - 10 lần mỗi ngày.
• Nhón chân: Khi khớp gối đã phục hồi đáng kể, bạn có thực hiện động tác nhón chân để phục hồi cơ và chức năng vận động. Để thực hiện bài tập này, cần đứng thẳng. Sau đó, nhón chân lên và giữ nguyên tư thế trong vài giây. Thực hiện liên tục trong khoảng 2 - 3 phút để cải thiện cơ của chi dưới và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của khớp gối.
Trên thực tế, sẽ xây dựng bài tập phù hợp với tinh trạng sức khỏe và tiến độ phục hồi của từng trường hợp. Do đó, bạn nên luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi khớp gối phục hôi hoàn toàn. Sau đó, có thể tập yoga và bơi lội để tăng sức mạnh của khối cơ và ổn định cấu trúc của ổ khớp.
Giãn dây chẳng khớp gối có xu hướng phục hồi sau một thời gian nhất định. Do đó, điều trị tình trạng này chủ yếu là sử dụng thuốc và áp dụng một số biện pháp giúp kiểm soát cơn đau. Đồng thời thực hiện một số bài tập để tăng cường chức năng vận động, ngăn chặn tinh trạng teo cơ và giúp cấu trúc khớp vững vàng hơn.
Can thiệp điều trị sớm và đúng cách có thể kiểm soát tình trạng giãn dây chẳng đầu gối trong một thời gian ngắn. Ngược lại, tình trạng chủ quan có thể khiến dây chẳng chậm phục hồi, ổ khớp lỏng lẻo, giảm khả năng vận động và tăng nguy cơ thoái hóa.
Dưới đây là một số biện pháp điều trì và phục hồi giãn dây chẳng khớp gối:
1. Biện pháp khắc phục tại nhà
Trong trường hợp giãn dây chẳng đầu gối có mức độ nhẹ hoặc chưa thể đến bệnh viện, bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà như:
- Cố định khớp
- Nâng cao đầu gối
- Chườm lạnh
- Dùng thuốc
2. Áp dụng các phương thức vật lý trị liệu:
Áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau khớp gối, tăng tuần hoàn,
thư giãn cơ và hỗ trợ giảm phù nề. Các phương pháp này được thực hiện nhằm ổn định ổ khớp, kiểm soát triệu chứng và tạo điều kiện để khớp nhanh chóng phục hồi.
Một số phương pháp được áp dụng:
- Nhiệt trị liệu
- Sóng ngắn trị liệu
- Điện xung
- Siêu âm trị liệu
3. Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu
Sau khoảng 1 - 2 tháng thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu bị động, bạn nên thực hiện các bài tập để phục hồi chức năng vận động và cải thiện cấu trúc ổ khớp. Dưới đây là một số bài tập giúp phục hồi giãn dây chẳng đầu gối được các chuyên gia khuyến khích thực hiện:
• Duỗi gối thụ động: Ngồi trên giường cao và đặt hai chân buông thỏng sao cho bàn chân không chạm sàn. Từ từ nâng chân bị giãn dây chẳng lên nhẹ nhàng sao cho chân song song với mặt đất. Nên thực hiện chậm rãi để tránh gây đau nhức đầu gối. Thực hiện đều đặn 5 - 10 lần.
• Tập cơ tứ đầu: Bài tập này có tác dụng hạn chế tinh teo cơ do khớp gối không cử động lâu ngày. Để thực hiện bài tập này, cần kê sẵn khăn mỏng đã được cuộn lại đặt ở mặt sau đầu gối.
Sau đó, nằm trên giường và từ từ nâng cả 2 chân lên mặt giường khoảng 20 - 30cm. Giữ trong khoảng vài giây rồi nhẹ nhàng đặt xuống. Thực hiện từ 8 - 10 lần cho đến khi khớp gối duỗi thẳng hoàn toàn.
• Tập co gối: Nằm trên sàn và đặt hai chân duỗi thẳng dựa vào tường sao cho phần chân và phần bụng tạo thành 1 góc 90 độ. Sau đó, từ từ co đầu gối ở bên chân bị giãn dây chẳng cho đến khi đầu gối có cảm giác căng thì dừng lại. Giữ nguyên tư thế từ 15 - 30 giây, duỗi thẳng chân về vị trí ban đầu và lặp lại khoảng 3 - 5 lần.
• Tập căng gối: Nằm trên sàn nhà, duỗi thẳng hai chân. Sau đó, nâng chân bị giãn dây chẳng lên cao sao cho chân với sàn nhà tạo thành 1 góc 90 độ. Giữ nguyên tư thế từ 10 - 15 giây và thả chân nhẹ nhàng xuống sàn. Thực hiện động tác này từ 7 - 10 lần mỗi ngày.
• Nhón chân: Khi khớp gối đã phục hồi đáng kể, bạn có thực hiện động tác nhón chân để phục hồi cơ và chức năng vận động. Để thực hiện bài tập này, cần đứng thẳng. Sau đó, nhón chân lên và giữ nguyên tư thế trong vài giây. Thực hiện liên tục trong khoảng 2 - 3 phút để cải thiện cơ của chi dưới và hỗ trợ phục hồi chức năng vận động của khớp gối.
Trên thực tế, sẽ xây dựng bài tập phù hợp với tinh trạng sức khỏe và tiến độ phục hồi của từng trường hợp. Do đó, bạn nên luyện tập theo hướng dẫn của bác sĩ cho đến khi khớp gối phục hôi hoàn toàn. Sau đó, có thể tập yoga và bơi lội để tăng sức mạnh của khối cơ và ổn định cấu trúc của ổ khớp.