Bài tập điều trị phục hồi chức năng suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới
Tập luyện thường xuyên có thể làm giảm bớt giãn tĩnh mạch và đồng thời làm giảm một số triệu chứng và phòng ngừa biến chứng do giãn tĩnh mạch gây ra. Dưới đây là hướng dẫn các bài tập điều trị phục hồi chức năng suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới
Các động tác tập cần thực hiện đều đặn, nhẹ nhàng, hết tầm vận động; không vội vàng, không nín thở trong khi tập.
Một số bài tập cho người giãn tĩnh mạch chi dưới
Cách thực hiện:

Cách thực hiện:
Đạp xe trên không là bài tập mang tính thay thế cho hoạt động đạp xe thực tế nên nếu có điều kiện, bạn hãy đạp xe thực tế để đạt hiệu quả cao hơn.

Cách thực hiện:
![]()

Nhiều người lựa chọn bài tập để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm lưng
Cách thực hiện:
Những bài tập giãn tĩnh mạch chân vừa đề cập ở trên giúp phòng chống, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh còn có thể lựa chọn các hình thức tập luyện nhẹ nhàng, không gây quá nhiều áp lực lên tĩnh mạch như tập các bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân, đi bộ, đạp xe. Tuy nhiên, cần thận trọng với một số hoạt động thể chất có cường độ nặng như chạy bộ, nâng tạ.
Đây là một số lời khuyên hữu ích cho người bị giãn tĩnh mạch khi tập luyện thể dục thể thao:
Tập luyện thường xuyên có thể làm giảm bớt giãn tĩnh mạch và đồng thời làm giảm một số triệu chứng và phòng ngừa biến chứng do giãn tĩnh mạch gây ra. Dưới đây là hướng dẫn các bài tập điều trị phục hồi chức năng suy giãn tĩnh mạch ở chi dưới
Các động tác tập cần thực hiện đều đặn, nhẹ nhàng, hết tầm vận động; không vội vàng, không nín thở trong khi tập.
Một số bài tập cho người giãn tĩnh mạch chi dưới
- Nằm gác chân lên tường

Cách thực hiện:
- Nằm thẳng lưng trên một tấm thảm hoặc bề mặt mềm mại với hai chân duỗi thẳng áp lên tường, hai tay đặt xuôi theo thân.
- Duy trì tư thế trong 15 giây, dùng tay đỡ hông nếu cần.
- Hạ chân xuống để trở về tư thế cũ.
- Đạp xe ở tư thế nằm ngửa

Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên bề mặt mềm mại để đỡ bị cấn lưng.
- Nâng cả hai chân lên cao, gập đầu gối ở góc 60 độ.
- Đẩy một chân về phía trước rồi thu chân lại với chuyển động tròn. Lặp lại với chân bên kia, tưởng tượng như đang đạp xe trên không.
- Có thể kết hợp đan hai tay sau gáy và nâng người lên để cùi chỏ tay chạm gối đối diện hoặc không bạn có thể nằm xuôi hai tay theo người và chỉ tập ở
Đạp xe trên không là bài tập mang tính thay thế cho hoạt động đạp xe thực tế nên nếu có điều kiện, bạn hãy đạp xe thực tế để đạt hiệu quả cao hơn.
- Nằm ngửa nâng chân

Cách thực hiện:
- Nằm ngửa trên sàn, 2 lòng bàn tay úp sát xuống mặt sàn tạo thành điểm tựa.
- Sau đó từ từ nâng 2 chân lên và giữ ở vuông góc so với thân người kết hợp hít thở.
- Động tác thực hiện từ 10 đến 15 phút sau đó hạ dần chân xuống
- Bài tập chống tay vào gối

Nhiều người lựa chọn bài tập để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm lưng
Cách thực hiện:
- Nằm ngửa người lên sàn, đầu gối cong, tay duỗi thẳng đặt trên đầu gối.
- Thắt chặt cơ bụng, giữ trong vòng 5 giây, hít thở đều.
- Thực hiện hiệp. Mỗi hiệp 10 lần.
Những bài tập giãn tĩnh mạch chân vừa đề cập ở trên giúp phòng chống, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh còn có thể lựa chọn các hình thức tập luyện nhẹ nhàng, không gây quá nhiều áp lực lên tĩnh mạch như tập các bài tập yoga chữa giãn tĩnh mạch chân, đi bộ, đạp xe. Tuy nhiên, cần thận trọng với một số hoạt động thể chất có cường độ nặng như chạy bộ, nâng tạ.
Đây là một số lời khuyên hữu ích cho người bị giãn tĩnh mạch khi tập luyện thể dục thể thao:
- Mang vớ giãn tĩnh mạch để hỗ trợ máu lưu thông trong tĩnh mạch thuận lợi.
- Hít thở đều đặn, nhịp nhàng, không nên nín thở khi gắng sức vì thói quen này ảnh hưởng xấu đến các mạch máu.
- Khởi động trước khi tập và thực hiện bài tập thả lỏng sau khi tập xong. Việc thay đổi cường độ hoạt động đột ngột mà không có các giai đoạn chuyển tiếp sẽ không có lợi cho mạch máu và dễ dẫn đến chấn thương.