icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Reha hỗ trợ điều trị thế nào?

Bài tập cho người mắc hội chứng ống cổ tay

Người đăng: Hồng Gấm - 22/07/2023
  1. Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay Là một bệnh lý về thần kinh ngoại biên do sự chèn ép các cơ và xương lên dây thần kinh, dẫn đến ngứa, đau, tê rần, bì bì và làm yếu ngón tay, bàn tay.
​​​​​​​ 1.1TRIỆU CHỨNG:
– Bệnh nhân thường đau, dị cảm, tê cứng ở ba ngón rưỡi do thần kinh giữa chi phối (ngón cái, trỏ, giữa và ngón đeo nhẫn, không xuất hiện ở ngón út) nhưng cũng có lúc tê cả bàn tay. Chứng tê này thường xuất hiện về đêm, có thể đánh thức bệnh nhân dậy, và giảm đi khi nâng tay cao hoặc vẫy cổ tay như vẫy nhiệt kế. Đau và tê tay có thể lan lên cẳng tay, khuỷu hoặc vai. Trong ngày, khi phải vận động cổ tay, ngón tay nhiều như lái xe máy, xách giỏ đi chợ, làm việc bàn giấy ở văn phòng… thì tê xuất hiện lại. Lúc đầu tê có cơn và tự hết mà không cần điều trị. Sau đó cơn tê ngày càng kéo dài, có những bệnh nhân bị tê rần suốt cả ngày.
– Cơ lực bàn tay bị yếu: Sau một thời gian tê, người bệnh có thể đột nhiên bớt tê nhưng bắt đầu thấy việc cầm nắm yếu dần hoặc bị run tay, viết khó, dễ làm rớt đồ vật
1.2 
CÁC YẾU TỐ NGUY CƠ:
  1. Thay đổi giải phẫu của cổ tay như chấn thương, gãy xương, trật khớp. Người bẩm sinh có ống cổ tay nhỏ dễ bị bệnh hơn;
  2. Giới nữ thường dễ bị bệnh, có thể là do ống cổ tay nữ nhỏ hơn hoặc nữ làm việc văn phòng nhiều hơn;
  3. Tổn thương thần kinh ngoại biên, trong đó có thần kinh giữa, do bệnh mạn tính như đái tháo đường, béo phì, bệnh tuyến giáp, suy thận….,
  4. Tình trạng viêm nhiễm ở cổ tay như viêm khớp dạng thấp, thấp khớp …ảnh hưởng đến các gân cổ tay đè lên thần kinh giữa,
  5. Rối loạn cân bằng nước điện giải trong cơ thể: tình trạng giữ nước khi mang thai, mãn kinh có thể làm tăng áp lực trong ống cổ tay, chèn ép thần kinh giữa,
  6. Điều kiện lao động: một số công việc thường xuyên có tư thế co gập, tiếp xúc với công cụ rung hoặc làm việc trong các dây chuyền sản xuất bắt buộc phải căng cổ tay thường xuyên gây tăng áp lực trong ống cổ tay.
  1. 1.3 PHÒNG NGỪA:
Chưa có chứng minh biện pháp nào để ngăn ngừa hội chứng ống cổ tay, nhưng bạn có thể giảm thiểu căng thẳng trên bàn tay và cổ tay bằng cách tham gia các biện pháp phòng ngừa sau đây:
  1. Giảm lực vận động cổ tay nếu không cần thiết và thư giãn cổ tay: Hầu hết mọi người sử dụng nhiều lực hơn cần thiết để thực hiện nhiều công việc thủ công. Nếu công việc của bạn liên quan đến một máy tính tiền, ví dụ, nhấn phím nhẹ nhàng. Đối với chữ viết tay kéo dài, sử dụng một cây bút lớn với một quá khổ, adapter cầm mềm và mực tự do chảy. Bằng cách này bạn sẽ không phải cầm bút chặt hoặc bấm cứng trên giấy.
  2. Hãy nghỉ ngơi thường xuyên: Hãy dùng bàn tay của bạn và cổ tay nghỉ ngơi bằng cách nhẹ nhàng duỗi và uốn chúng theo định kỳ. Thay đổi vận động tay khi có thể. Nếu bạn sử dụng thiết bị rung động hay đòi hỏi bạn phải tác động một lực lớn, thời gian nghỉ ngơi thậm chí còn quan trọng hơn.
  3. Để ý đến tư thế làm việc, ví dụ làm việc với máy tính thì nên để bàn phím ngang tầm khuỷu tay hoặc thấp hơn một chút. Nhớ chú ý đến vị trí của vai và cánh tay, chúng cũng ảnh hưởng đến cổ tay trong lúc làm việc. Tránh uốn cổ tay của bạn tất cả các con đường lên hoặc xuống. Một vị trí trung thoải mái là tốt nhất.
  4. Giữ ấm bàn tay: Bạn có nhiều khả năng bị đau và cứng tay nếu bạn làm việc trong một môi trường lạnh. Nếu bạn không thể kiểm soát nhiệt độ trong công việc, đeo găng tay ngón mà giữ cho bàn tay và cổ tay ấm áp.
2. Bài tập cho người mắc hội chứng ống cổ tay
2.1. Bài tập thứ 1: tư thế cầu nguyện
Bạn bắt đầu tập bằng tư thế chắp tay giống như cầu nguyện, sau đó tách các ngón tay ra xa nhất có thể, sau đó “gác chuông” các ngón tay lại. Đến lượt hai lòng bàn tay tách ra trong khi các ngón tay giữ lại với nhau.
Bài tập này có tác dụng kéo căng gân gan bàn tay và cấu trúc ống cổ tay, từ đó giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa. Những người bị chèn ép dây thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay thì động tác này giúp cải thiện triệu chứng rất hiệu quả.

2.2. Bài tập thứ 2: lắc tay đơn giản
Bạn thực hiện lắc tay giống như tư thế lắc tay khi vừa rửa tay xong để tay khô tự nhiên trong không khí. Cùng động tác này nhưng hãy thực hiện nhiều lần mỗi khi có thời gian trong ngày.
Bài tập lắc tay đơn giản này tập trung tăng cường, giữ cho các cơ gấp của bàn tay và dây thần kinh giữa không bị chèn ép, căng cứng hay chuột rút. Luyện tập thường xuyên bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.
2.3. Bài tập thứ 3: xòe ngón tay kết hợp duỗi cổ tay
Cách thực hiện như sau:
  • Đặt một cánh tay thẳng ra trước mặt, duỗi thẳng khuỷu tay, mở rộng cổ tay sao cho các ngón tay hướng xuống sàn.
  • Các ngón tay bắt đầu xòe ra, dùng tay còn lại xo bóp nhẹ nhàng lên cổ tay, bàn tay hướng xuống. Lưu ý trong lúc này, cổ tay và các ngón tay duỗi ở mức tối đa.
  • Giữ tư thế linh hoạt cổ tay và các ngón tay tối đa khoảng 20 giây.
  • Đổi bên tay và lặp lại tư thế.

Nên thực hiệnđộng tác này 2 - 3 lần mỗi bên cánh tay và lặp lại hàng giờ. Nhiều người bị hội chứng ống cổ tay thực hiện kiên trì động tác này, độ linh hoạt đã được cải thiện đáng kể.


Đây là 3 bài tập điều trị hội chứng ống cổ tay đơn giản, có thể áp dụng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Bên cạnh luyện tập thì cần tích cực điều trị bằng thuốc hay nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để đẩy lùi tình trạng bệnh.
2.4. Các bài tập trượt gân
Mục đích là làm tăng tuần hoàn của bàn tay và cổ tay, do đó làm giảm phù và kích thích các mô mềm khỏe hơn (các cơ, các dây chằng và các gân). Tất cả nhằm làm  giảm  các  triệu  chứng  của hội chứng ống cổ tay giữ cho các gân hoạt động một cách tự do trong ống cổ tay là mục đích đầu tiên của các bài tập này. Các bài  tập này không nhằm xây dựng sức khỏe cho bàn tay và cổ tay của bạn.

Một số người lúc đầu cho rằng các bài tập có vẻ đơn giản này có thể không giúp ích gì. Nhưng nếu họ kiên trì thực hiện đều đặn cùng với các bài tập khác và các điều trị không phẫu thuật, ví dụ mang các nẹp đêm khi ngủ và dùng các túi cổ tay ban ngày khi làm việc và sử dụng các kem, các gel giảm đau và các túi chườm đá, cuối cùng họ sẽ nhận ra những khác biệt về các triệu chứng của HCOCT.

Những bài tập “trượt” này cũng sẽ giữ cho tầm vận động tốt của các ngón tay và cổ tay.
Điều quan trọng là phải theo đúng trình tự phác họa dưới đây: thực hiện 5 “chu kỳ” 3 hay 4 lần mỗi ngày.
Nhớ rằng tập căng duỗi mỗi ngày là một phần quan trọng cho sức khỏe của bạn. Vì vậy, bạn cũng đừng chỉ hạn chế tập theo bảng danh mục này. Căng duỗi làm cho mọi bộ phận của cơ thể được tăng tưới máu, tăng vận động và có được sự linh hoạt.



3. Các thói quen tốt cho bệnh nhân bị hội chứng ống cổ tay
Tình trạng bệnh hội chứng ống cổ tay có thể được cải thiện đáng kể nhờ vào thuốc điều trị, luyện tập cũng như thay đổi thói quen sống. Dưới đây MEDLATEC sẽ giới thiệu đến bạn những thói quen đơn giản nhưng hiệu quả trong chữa hội chứng ống cổ tay.
3.1. Nghỉ ngơi sau thời gian nhất định thực hiện các động tác lặp lại
Dù bạn đang làm việc nhẹ nhàng như chơi guitar, đánh máy hay làm việc nặng yêu cầu sức lực bàn tay như sử dụng máy khoan, cuốc đất,… nếu thực hiện trong thời gian dài đều làm tăng áp lực cho dây thần kinh cánh tay. Giữa các khoảng làm việc, hãy dành ít thời gian để nghỉ ngơi, thực hiện các bài tập đơn giản như MEDLATEC giới thiệu trên.
3.2. Giữ cổ tay thẳng
Những người bị hội chứng ống cổ tay thường khó hoạt động cổ tay, một lưu ý nhỏ là nên tránh các động tác khiến cổ tay uốn cong quá nhiều về cả hai hướng. Thay vào đó, giữ cho tay thẳng càng nhiều thì tình trạng đau càng ít, dây thần kinh hàng giảm bị chèn ép.
3.3. Giữ ấm tay
Cơn đau, tê nhức do hội chứng ống cổ tay thường có xu hướng nặng hơn khi tiếp xúc với không khí lạnh. Giữ ấm cũng là một cách đơn giản mà hiệu quả để giảm tê đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng găng tay không che ngón hoặc gang tay cho riêng lòng bàn tay nếu bị hội chứng ống cổ tay.
3.4. Thư giãn
Không nên chỉ thư giãn và luyện tập cử động cổ tay khi có dấu hiệu mỏi sau khi làm việc hay giữ nguyên 1 tư thế, nên thực hiện thường xuyên 1 - 2 giờ mỗi lần. Khi cảm thấy bản thân đang bị căng thẳng quá mức, hãy điều tiết lại công việc để bạn có thời gian nghỉ ngơi và luyện tập nhiều hơn.
Ngoài ra, có thể thay thế bằng các loại bút mềm, bàn phím nhẹ hơn hay hạn chế công việc nặng ở tay trong thời gian hội chứng ống cổ tay chưa được kiểm soát.
Nếu tình trạng hội chứng ống cổ tay nặng, có thể phải phẫu thuật để giải quyết triệt để. Người bệnh cần thăm khám và thực hiện điều trị tại các cơ sở y tế uy tín, tin cậy, đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn cũng như trang thiết bị tốt giúp việc hồi phục chức năng bàn tay sau phẫu thuật hiệu quả nhất.

 

Reha hỗ trợ điều trị thế nào? liên quan

Xem thêm