icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

Viêm quanh Khớp vai: Nguyên nhân, Triệu chứng, Chẩn đoán

Người đăng: Khánh Huyền -
Khớp vai là một trong những khớp lớn của cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, từ vận động tinh tế liên quan tới sinh hoạt đến những hoạt động mạnh mẽ như: thể thao, sản xuất, lao động. Khớp vai có liên quan nhiều đến các rễ thần kinh vùng cổ và phần trên của lưng, liên quan đến các hạch giao cảm cổ.

1. Tổng quan bệnh viêm quanh khớp vai

Khi có tổn thương vùng đốt sống cổ, vùng trung thất, hay lồng ngực đều có thể gây ra các triệu chứng ở khớp vai như: Viêm gân, viêm co thắt bao khớp gây đau và hạn chế vận động khớp vai.
Viêm quanh khớp vai là tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương phần mềm quanh khớp gồm gân, cơ, dây chằng, bao khớp, loại trừ tổn thương phần đầu xương, sụn khớp và màng hoạt dịch. Viêm quanh khớp vai thể đông cứng là thể phổ biến nhất.
Thể đông đặc khớp vai là do sự dày lên và co cứng của bao khớp vai, là tình trạng đau kèm theo hạn chế vận động khớp vai. Mức độ đau từ nhẹ đến nặng
Ở Việt Nam, viêm quanh khớp vai chiếm 2% dân số và chiếm tỉ lệ 12,5% trong tổng số các bệnh nhân bị bệnh khớp.

2. Nguyên nhân bệnh viêm quanh khớp vai

 

Nguyên nhân viêm quanh khớp vai bao gồm:

  • Thoái hóa gân, viêm gân chóp xoay, có thể có hoặc không có lắng đọng calci, có thể rách, đứt gân chóp xoay không hoàn toàn hoặc hoàn toàn.
  • Viêm bao hoạt dịch dưới mỏm cùng vai
  • Viêm bao hoạt dịch và viêm gân dài cơ nhị đầu cánh tay
Viêm dính khớp vai
Viêm dính khớp vai

3. Triệu chứng bệnh viêm quanh khớp vai

 

Triệu chứng viêm quanh khớp vai gồm đau đớn nghiêm trọng và giảm biên độ vận động hoặc không thể vận động vai, dù là tự vận động hoặc có sự giúp đỡ của người khác. Bệnh diễn tiến theo ba giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Đóng băng

Trong giai đoạn “đóng băng”, bạn sẽ ngày càng cảm thấy đau hơn. Vai bắt đầu nhức và rất đau khi với chạm. Bạn sẽ đau nhiều vào buổi tối và khi nằm nghiêng bên vai bệnh. Khi cơn đau trở nên tệ hơn, vai của bạn giảm độ vận động. Sự đóng băng thường kéo dài từ 6 tuần đến 9 tháng.

  • Giai đoạn 2: Đông cứng

Các triệu chứng đau có thể thực sự cải thiện trong giai đoạn này, nhưng tình trạng cứng vai vẫn còn. Các cơ vai có thể bắt đầu teo nhẹ vì không được vận động. Trong thời gian từ 4–6 tháng của giai đoạn “đông cứng”, bạn có thể khó khăn hoạt động hàng ngày.

  • Giai đoạn 3: Tan băng

Chuyển động vai dần cải thiện trong giai đoạn “tan băng”. Vai có thể hoàn toàn trở lại bình thường hoặc lấy lại sức mạnh và chuyển động gần như bình thường sau 6 tháng đến 2 năm.

4. Đối tượng nguy cơ bệnh viêm quanh khớp vai

 

  • Tuổi: Bệnh hay gặp ở người 40-60 tuổi
  • Giới: Thường gặp nam nhiều hơn nữ
  • Nghề nghiệp: Người lao động chân tay thường phải giơ tay cao hơn 90o

Các động tác gây căng giãn gân cơ khớp vai lặp đi lặp lại kéo dài như chơi tennis, chơi golf, ném lao, xách các vật nặng...

  • Tiền sử có chấn thương vùng khớp vai: Ngã chống thẳng bàn tay hoặc khuỷu tay xuống nền gây lực dồn lên khớp vai, các chấn thương phần mềm vùng khớp vai,
  • Tiền sử có gãy xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai
  • Tiền sử phẫu thuật vùng khớp vai, phẫu thuật hoặc nắn gãy xương các xương liên quan đến khớp vai như xương cánh tay, xương đòn, xương bả vai.
  • Những người phải bất động khớp vai một thời gian dài như sau đột quỵ, giai đoạn phục hồi sau các bệnh nặng, bất động do gãy xương cánh tay...
  • Người bị mắc một số bệnh mạn tính như viêm khớp dạng thấpđái tháo đường, bệnh ở phổi và lồng ngực, đột quỵ não, cơn đau thắt ngực.

5. Phòng ngừa bệnh viêm quanh khớp vai

 

  • Tránh lao động quá mức, tránh các động tác dạng quá mức hay nâng tay lên cao quá vai
  • Tránh các chấn thương ở vùng khớp vai.
  • Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp đau vai đơn thuần và đau vai cấp.
Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm quanh khớp vai
Viêm quanh khớp vai

6. Các biện pháp chẩn đoán bệnh viêm quanh khớp vai

 

Chẩn đoán viêm quanh khớp vai thể đơn thuần chủ yếu dựa vào lâm sàng và chụp x-quang thường để loại trừ các tổn thương sụn và xương khớp vai. Bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm sau:

  • Siêu âm khớp vai: Siêu âm khớp vai là phương tiện chẩn đoán hình ảnh không xâm nhập rất có giá trị trong phát hiện các tổn thương ở khớp vai.
  • X-quang khớp vai: Phim chụp khớp vai trong viêm khớp vai thể thông thường không có tổn thương xương và khớp vai. Một số trường hợp có thể thấy hình ảnh gián tiếp của thoái hóa hoặc lắng đọng calci ở gân cơ trên gai.
  • Chụp khớp vai có bơm thuốc cản quang hoặc MRI ghi hình khớp vai có bơm thuốc cản quang (MRI arthrogram)
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI cho phép chẩn đoán chính xác các tổn thương phần mềm khớp vai.
  • Nội soi khớp vai: Nội soi là một thủ thuật xâm nhập, vừa có giá trị chẩn đoán vừa để điều trị. Hiện nay đã có siêu âm và chụp cộng hưởng từ là các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh rất có giá trị, nên nội soi khớp vai chỉ sử dụng khi cần can thiệp mà không chỉ định chỉ để chẩn đoán đơn thuần.

7. Các biện pháp điều trị bệnh viêm quanh khớp vai

 

Bệnh viêm quanh khớp vai bao gồm điều trị đợt cấp và điều trị duy trì. Cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

7.1. Điều trị nội khoa

 

Mục tiêu

  • Giảm đau
  • Chống viêm
  • Duy trì tầm vận động của khớp vai
  • Điều trị bằng thuốc

Đau khớp vai là triệu chứng chính trong viêm quanh khớp vai thể thông thường. Do đó, giảm đau chống viêm cũng là mục tiêu chính trong điều trị viêm quanh khớp vai thể thông thường. Để đánh giá đau người ta thường dùng thang điểm VAS (visual analogue scale: thang điểm nhìn lượng giá mức độ đau).

  • Giảm đau: Thuốc giảm đau thông thường: acetaminophen
  • Chống viêm: thuốc chống viêm không steroid
  • Tiêm corticoid tại chỗ : Áp dụng cho thể viêm quanh khớp vai thể thông thường, thể đau vai cấp tính. Thuốc tiêm tại chỗ (vào bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta), tiêm 1 lần duy nhất; sau 3-6 tháng có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân đau trở lại
  • Chế độ sinh hoạt và vận động: Bất động tương đối khớp vai, không bất động tuyệt đối. Nghĩa là bệnh nhân vẫn họat động và sinh hoạt bình thường với khớp vai bên đau, nhưng không được làm các động tác vận động đột ngột, dừng động tác ở tầm vận động khi thấy đau.
    Không bất động tuyệt đối khớp vai vì có thể dẫn tới hạn chế vận động khớp.
  • Vật lý trị liệu: Các phương pháp vật lý trị liệu giúp tăng cường tuần hoàn và dinh dưỡng cho khớp vai là rất thích hợp và cần được ưu tiên hơn là dùng thuốc.

7.2. Điều trị can thiệp

Viêm quanh khớp vai điều trị can thiệp qua nội soi được chỉ định khi rách đứt hoàn toàn gân cơ chóp xoay.
Trường hợp gân cơ chóp xoay rách không hoàn toàn, chỉ định điều trị nội khoa mà không cần can thiệp. Khi điều trị nội khoa thất bại, có thể cân nhắc điều trị can thiệp nội soi để khâu phục hồi gân.

7.3. Điều trị bằng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP)

 

Huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là một chế phẩm từ máu với hàm lượng tiểu cầu cao có chứa nhiều yếu tố tăng trưởng cùng các phân tử sinh học. Nhờ đó PRP giúp kích thích khả năng hồi phục tự nhiên của cơ thể, đẩy nhanh tốc độ phục hồi tại chỗ của các mô tế bào bị tổn thương, chấm dứt cơn đau nhanh chóng, mang lại hiệu quả điều trị đau vượt trội.

Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) là biện pháp điều trị an toàn với bệnh nhân viêm khớp, giúp chấm dứt cơn đau nhanh và bền vững. Sự hướng dẫn của máy siêu âm cho phép xác định chính xác vị trí tổn thương.

So với các phương pháp điều trị truyền thống như sử dụng thuốc, phẫu thuật (nội soi hoặc mổ mở), PRP có nhiều ưu điểm vượt trội như an toàn (do sử dụng máu được lấy từ cơ thể người bệnh), chấm dứt cơn đau nhanh, quá trình điều trị nhẹ nhàng, chi phí hợp lý.
 

1.Nguyên tắc chung

Điều trị viêm quanh khớp vai bao gồm điều trị đợt cấp và điều trị duy trì. Cần kết hợp nhiều biện pháp khác nhau như nội khoa, ngoại khoa, vật lý trị liệu, phục hồi chức năng.

2. Điều trị cụ thể

2.1. Nội khoa

- Thuốc giảm đau thông thường. Sử dụng thuốc theo bậc thang của Tổ chức Y tế Thế giới. Chọn một trong các thuốc sau: acetaminophen 0,5g x 2-4 viên /24h; acetaminophen kết hợp với codein hoặc tramadol 2-4 viên/24h.

-  Thuốc chống viêm không steroid: Chỉ định một trong các thuốc sau:

+         Diclofenac 50mg x 2viên/24h.

+         Piroxicam 20mg x 1viên/24h.

+         Meloxicam 7,5mg x 1-2viên/24h.

+         Celecoxib 200mg x 1 – 2viên/24h.

- Tiêm corticoid tại chỗ áp dụng cho thể viêm khớp vai đơn thuần. Thuốc tiêm  tại chỗ (vào bao gân, bao thanh dịch dưới cơ delta) thường sử dụng là các muối của corticoid như methylprednisolon acetat 40mg; betamethason dipropionat 5mg hoặc betamethason sodium phosphat 2mg tiêm 1 lần duy nhất; sau 3-6 tháng có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân đau trở lại. Tránh tiêm corticoid ở bệnh nhân có đứt gân bán phần do thoái hóa. Tiêm corticoid ở bệnh nhân này có thể dẫn đến hoại tử gân và gây đứt gân hoàn toàn. Nên tiêm dưới hướng dẫn của siêu âm.

- Nhóm thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm:

+           Glucosamin sulfat:  1500mg  x1gói/24h.

+           Diacerein 50mg: 01-02 viên mỗi ngày. Có thể duy trì 3 tháng.

-  Có chế độ sinh hoạt vận động  hợp lý. Trong giai đoạn đau vai cấp tính cần  phải để cho vai được nghỉ ngơi. Sau khi điều trị có hiệu quả thì bắt đầu tập luyện để phục hồi chức năng khớp vai, đặc biệt thể đông cứng khớp vai. Tránh lao động quá mức trong thời gian dài, tránh các động tác dạng quá mức hay nâng tay lên cao quá vai.

+ Nội soi ổ khớp lấy các tinh thể calci lắngđọng.

-  Tiêm huyết tương giàu tiểu cầu tự thân áp dụng cho các thể đứt bán phần các gân mũ cơ quay do chấn thương ở bệnh nhân < 60 tuổi.

2.2. Ngoại khoa

- Chỉ định với thể giả liệt, đặc biệt ở người trẻ tuổi có đứt các gân vùng khớp  vai do chấn thương. Phẫu thuật nối gân bị đứt. Ở người lớn tuổi (> 60 tuổi), đứt gân do thoái hóa, chỉ định ngoại khoa cần thận trọng.

- Cần tái khám định kỳ sau 1-3 tháng, tùy theo tình trạng bệnh. Có thể siêu âm khớp vai để kiểm tra tình trạng của gân, bao gân và khớp vai.

3. TIẾN TRIỂN VÀ BIẾN CHỨNG

Đối với thể đau vai đơn thuần và đau vai cấp nếu không được chẩn đoán và điều trị sớm sẽ dẫn đến tình trạng đau dai dẳng và hạn chế vận động khớp vai, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh và theo thời gian sẽ dẫn đến viêm  quanh khớp vai thể đông cứng hoặc đứt gân.

4. PHÒNG BỆNH

- Tránh lao động quá mức, tránh các động tác dạng quá mức hay nâng tay lên cao quá vai.

- Tránh các chấn thương ở vùng khớpvai.

- Phát hiện và điều trị sớm các trường hợp đau vai đơn thuần và đau vai cấp. 
 

5. Phục hồi chức năng và điều trị viêm quanh khớp vai

 

Mục tiêu phục hồi chức năng viêm quanh khớp vai cho người bệnh bao gồm: Giảm đau, tăng sức mạnh cơ, tăng tầm vận động khớp, khắc phục các biến chứng teo cơ, cứng khớp, giúp người bệnh phục hồi được chức năng sinh hoạt, lao động, thể thao.

Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng bao gồm:

5.1. Vật lý trị liệu

  • Chống viêm tại chỗ bằng Parafin, hồng ngoại, sóng ngắn, siêu âm để giảm đau, giãn cơ, chống viêm và giảm xơ dính.
  • Điện phân dẫn thuốc để giảm đau, chống viêm (Novocain, Salicilat....)
  • Điện xung để thư dãn cơ, giảm đau.

5.2. Vận động trị liệu

  • Kéo giãn bao khớp, di động khớp nhằm làm tăng tầm vận động khớp.
  • Tập chủ động với các dụng cụ: Các bài tập với gậy, dây, thang tường, ròng rọc nhằm tăng tầm vận động khớp và tập mạnh các nhóm cơ vùng vai.
  • Bài tập Codman đong đưa khớp vai: Bài tập này giúp bệnh nhân giảm đau buốt khớp vai rất tốt, đồng thời làm cải thiện tình trạng giới hạn tầm vận động khớp vai.

5.3. Hoạt động trị liệu

Hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các hoạt động sinh hoạt hằng ngày có sử dụng tay như mặc áo quần, tắm rửa, chải tóc,...
 

Với kinh nghiệm trong việc lượng giá và điều trị các bệnh lý cơ xương khớp tại các Phòng khám chuyên khoa và Bệnh viện tại Hà Nội, Reha Yoga đã trở thành một trong các trung tâm Yoga trị liệu với thế mạnh điều trị các bệnh lý cơ - xương - khớp, cột sống. Toàn bộ đội ngũ Huấn luyện viên tại Reha Yoga tốt nghiệp Đại học Y, chuyên ngành Phục hồi chức năng. Do đó, Reha Yoga tự tin mang đến dịch vụ chất lượng, an toàn, hiệu quả đặc biệt với những Khách hàng đang gặp các vấn đề về cơ - xương - khớp, bệnh cột sống.
Nếu bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe hay muốn tìm một trung tâm Yoga trị liệu chuyên sâu, hãy liên hệ Trung tâm Yoga trị liệu Reha Yoga để được thăm khám và đưa ra lộ trình tập luyện phù hợp.

Để đặt lịch Quý khách vui lòng liên hệ HOTLINE: 0374 722 388 để được hỗ trợ.

 


Bệnh học liên quan

Xem thêm