icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

VIÊM KHỚP ỨC ĐÒN MÃN TÍNH

Người đăng: Bùi Hương -
1. Viêm khớp ức đòn là gì?
Khớp ức đòn là khớp nối giữa xương ức và xương đòn,  khớp thuộc nhóm khớp trượt hoạt dịch có đĩa sụn - xơ. Nhóm khớp này hoạt động theo 3 trục, giúp cơ thể thực hiện các động tác: đưa vai ra sau, nâng và hạ vai, xoay vai.


Tình trạng viêm khớp ức đòn xảy ra khi các bao hoạt dịch quanh khớp xuất hiện các ổ áp xe, mô viêm gây ảnh hưởng đến độ linh hoạt và khả năng hoạt động của khớp.
Mặc dù là bệnh lý viêm khớp phổ biến nhưng viêm khớp ức đòn không gây nguy hiểm đến tính mạng như các chứng bệnh khác. Tuy nhiên nếu bệnh nhân chủ quan để tình trạng bệnh diễn ra lâu và không có phương án điều trị phù hợp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến khả năng vận động và đời sống hàng ngày, gây ra nhiều biến chứng khác.
2. Nguyên nhân gây viêm khớp ức đòn
Có nhiều lý do dẫn đến viêm khớp ức đòn và việc xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp quá trình điều trị dễ dàng hơn. Các nguyên nhân gây bệnh có thể chia làm 2 dạng:
Nguyên nhân bên trong khớp: Viêm đau khớp ức đòn có thể là biến chứng của các bệnh lý mắc phải trước đó, ví dụ như viêm sụn, thoái hóa sụn khớp, viêm bao hoạt dịch, đau khớp gối, nhiễm khuẩn trong khớp do gặp phải chấn thương...
Nguyên nhân bên ngoài: ví dụ như rối loạn chuyển hóa axit uric do bệnh gout làm tổn thương hệ miễn dịch và khiến cấu trúc khớp bị ảnh hưởng;
Ngoài ra các vấn đề về khớp còn do một số nguyên nhân khác như:
  • Tuổi tác: Những bệnh nhân tuổi càng cao, càng có nguy cơ bị các vấn đề về khớp (bao gồm cả viêm khớp ức đòn). Ở người lớn tuổi, xương dần bị lão hóa, dịch khớp tiết ra hạn chế dẫn tới hiện tượng khô khớp, giòn và dễ gãy. Tuy nhiên hiện nay bệnh lý về xương khớp cũng đang có xu hướng trẻ hóa nên những người trẻ tuổi cũng không nên chủ quan nếu thấy các dấu hiệu bất thường.
  • Di truyền: Những người có người thân có tiền sử mắc bệnh viêm khớp có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với người bình thường.
  • Do chấn thương: Các tổn thương do tai nạn giao thông, chơi thể thao, vận động mạnh cũng có thể khiến cấu trúc khớp bị ảnh hưởng, lâu dần hình thành các ổ viêm, áp xe và dẫn đến viêm khớp ức đòn.
3. Cách nhận biết viêm khớp ức đòn
Viêm khớp ức đòn dễ bị nhầm với các bệnh lý liên quan đến khớp khác nên người bệnh cần chú ý nhận biết các dấu hiệu để có thể khám và điều trị kịp thời. Bệnh nhân bị viêm khớp ức đòn thường có các biểu hiện sau:
  • Cảm giác đau nhức, nóng đỏ ở khớp ức đòn kể cả khi hoạt động hoặc không;
  • Xương tại vị trí khớp ức đòn sưng to;
  • Đau đột ngột hoặc âm ỉ, đau sâu bên trong cơ thể lan lên vùng cổ hoặc dọc theo xương đòn ra phía ngoài vai;
  • Các cơn đau vai thường vào buổi sáng kéo dài từ vài phút và có thể đến vài tiếng.
  • Có thể có một số biểu hiện khác kèm theo như: ngứa, sốt, phát ban, khó thở,...


4. Hướng điều trị viêm đau khớp ức đòn mãn tính
Thông thường đau khớp ức đòn có thể hết sau 2 tuần đến vài tháng,  tuy nhiên có thể tái phát. Bệnh nhân nên chú ý hạn chế vận động mạnh khớp vai, uống thuốc giảm đau, thuốc kháng viêm và đặc biệt nên kết hợp với tập vật lý trị liệu. Trong trường hợp không đỡ có thể cân nhắc tiêm steroid vào khớp (đặc biệt cẩn thận).
Trong giai đoạn muộn có thể bác sĩ sẽ đề xuất phẫu thuật nội soi khớp ức đòn để loại bỏ các ổ viêm và cắt đầu trong xương đòn. Thông qua 2 lỗ rạch da nhỏ chỉ khoảng 0,5cm, bác sĩ sẽ đưa camera chuyên dụng vào khớp để truyền hình ảnh lên màn hình và sử dụng dụng cụ để cắt đốt mô viêm, loại bỏ sụn chêm bệnh lý và mài láng xương. Sau khi thực hiện thủ thuật người bệnh được chỉ định tập phục hồi chức năng gân cơ vùng bả vai theo hướng dẫn của bác sĩ.
                                        
 

Bệnh học liên quan

Xem thêm