Viêm khớp dạng thấp là một chứng rối loạn tự miễn, thường gặp ở độ tuổi từ 20 – 40, đặc biệt ở phụ nữ mang thai chiếm tỷ lệ cao hơn 2 – 3 lần so với nam giới. Bệnh có thể xảy ra ở các khớp như khớp tay, khớp gối, khớp bàn chân… khiến người bệnh bị đau gặp nhiều hạn chế trong sinh hoạt hàng ngày.
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp (hay viêm đa khớp dạng thấp, RA) là một loại bệnh rối loạn tự miễn, xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào các mô khỏe mạnh bên trong cơ thể. Bệnh làm ảnh hưởng đến niêm mạc khớp, rồi dần dần gây tổn thương đến xương và gây biến dạng cho các khớp.
Bệnh viêm khớp dạng thấp thường tấn công vào nhiều khớp cùng một lúc (khớp bàn tay, cổ tay, đầu gối) và xảy ra ở hai bên cơ thể (khác với các dạng viêm khớp khác).
Cơ chế gây viêm khớp dạng thấp gồm có 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Viêm màng trên khớp khiến các khớp bị sưng đau. Lúc này các tế bào miễn dịch di chuyển đến vùng bị viêm khiến lượng tế bào trong dịch khớp tăng lên.
- Giai đoạn 2: Mô xương phát triển, chiếm lấy không gian trong khoang khớp và trên sụn rồi phá hủy sụn khớp. Điều này dẫn đến các khớp bị thu nhỏ lại vì đã mất sụn, tuy nhiên ở giai đoạn này chưa xuất hiện dị dạng khớp.
- Giai đoạn 3: Viêm khớp dạng thấp bắt đầu nặng hơn, xương dưới sụn lộ ra khiến người bệnh đau nhức, không vận động được, khớp cứng vào buổi sáng và dẫn đến một loạt các dị dạng như teo cơ, hoặc các nốt sẩn.
- Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn nặng nhất của bệnh. Vào thời điểm này, phần khớp bị tổn thương không còn viêm nữa mà hình thành nên mô xơ và xương chùng, khiến người bệnh không thể cử động được.
Các triệu chứng viêm khớp dạng thấp từ nhẹ đến nặng gồm:
- Khớp sưng đau, người mệt mỏi, sốt.
- Viêm khớp gia tăng và lan ra các mô.
- Mô xương xuất hiện, sụn khớp bị phá hủy.
- Khớp sưng cứng nhiều hơn, khó khăn khi cử động.
- Mất chức năng của khớp, xuất hiện biến dạng.
Nguyên nhân viêm khớp dạng thấp đến nay vẫn chưa rõ ràng, thế nhưng có một số yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp là:
- Di truyền: Nếu người thân trong nhà bị viêm đa khớp dạng thấp thì bạn cũng có thể mắc phải căn bệnh này.
- Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp có khả năng xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào, đặc biệt là độ tuổi trung niên.
- Hút thuốc lá: Thuốc lá có thể làm bệnh viêm đa khớp dạng thấp phát triển tồi tệ hơn.
Những trường hợp dễ bị bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Nữ giới có khả năng bị bệnh cao hơn nam giới.
- Người lớn tuổi.
- Phụ nữ chưa từng sinh con.
- Trẻ em tiếp xúc với khói thuốc lá.
- Người thừa cân, béo phì.
- Người thường xuyên hút thuốc lá.
Các biến chứng viêm khớp dạng thấp có thể gặp như:
- Viêm mạch máu: Bệnh làm mạch máu giảm kích thước, cản trở sự lưu thông máu.
- Bệnh tim mạch: Viêm khớp dạng thấp có thể khiến người bệnh mắc thêm các bệnh lý tim mạch.
- Thần kinh tổn thương: Viêm đa khớp dạng thấp khiến người bệnh khó giữ được thăng bằng, bị đau cổ, đây là những dấu hiệu cho thấy hệ thần kinh đang gặp vấn đề.
- Biến chứng về phổi: Viêm đa khớp dạng thấp làm gia tăng khả năng bị sẹo phổi, làm nghẽn đường dẫn khí nhỏ, huyết áp tăng, viêm lớp niêm mạc phổi.
- Mắt và miệng bị khô: Bệnh làm tăng nguy cơ mắc hội chứng Sjogren – hội chứng làm giảm độ ẩm ở mắt và miệng.
Bệnh viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn mãn tính với nhiều mức độ tổn thương khác nhau, nguyên nhân gây bệnh cũng chưa rõ ràng. Do vậy, viêm khớp dạng thấp hiện chưa thể chữa dứt điểm hoàn toàn mà chỉ có thể làm chậm tiến triển của bệnh và hạn chế tối đa các biến chứng.
7. Điều trị viêm khớp dạng thấp như thế nào?
Các phương pháp điều trị viêm khớp dạng thấp phổ biến hiện nay gồm:
7.1. Sử dụng thuốc
Các loại thuốc thường được sử dụng với bệnh viêm khớp dạng thấp gồm:
- Thuốc chống viêm không Steroid (NSAID): Ibuprofen (Advil, Motrin IB), Naproxen Natri (Aleve). Thuốc giúp giảm sưng viêm nhưng có thể gây kích thích dạ dày, ảnh hưởng đến tim, thận và tăng khả năng bị xuất huyết nếu sử dụng lâu dài.
- Thuốc Corticosteroid: Prednison giúp giảm viêm, giảm đau và làm các tổn thương khớp phát triển chậm lại. Tuy nhiên khi sử dụng có thể gây loãng xương, tiểu đường và tăng cân.
- Thuốc chống thấp khớp thay đổi bệnh (DMARDs): Methotrexate (Trexall, Otrexup), Leflunomide (Arava), Hydroxychloroquine (Plaquenil) và Sulfasalazine (Azulfidine). Loại thuốc này có tác dụng làm chậm tiến triển viêm đa khớp dạng thấp và giúp các mô, khớp khỏi bị tổn thương. Thế nhưng tác dụng phụ của thuốc là gây ức chế tủy xương, nhiễm trùng phổi và làm gan bị hư hại.
- Thuốc sinh học: Anti TNF, Anti-IL6, thuốc ức chế tế bào B, thuốc ức chế tế bào T. Loại thuốc này giúp giảm các triệu chứng của bệnh khi những loại thuốc khác không mang lại tác dụng.
Trường hợp viêm đa khớp dạng thấp quá nặng hoặc sử dụng các biện pháp điều trị bảo tồn không hiệu quả thì phẫu thuật là phương pháp được xem xét. Các dạng phẫu thuật bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Sửa chữa gân: Bác sĩ sửa chữa lại các đường gân quanh khớp, vì các vết viêm có thể làm cho phần gân bị vỡ hoặc lỏng lẻo.
- Phẫu thuật nội soi: Cách phẫu thuật hiện đại, tiết kiệm thời gian, loại bỏ nhanh chóng lớp lót bị viêm của khớp.
- Thay toàn bộ khớp: Bác sĩ loại bỏ các phần bị tổn thương của khớp rồi thay bằng bộ phận khác được làm bằng nhựa hoặc kim loại.
- Phẫu thuật chỉnh trục: Cách này thường được sử dụng khi không thể thay khớp, bác sĩ sẽ nối cầu chì để duy trì sự ổn định và giảm đau cho khớp.

7.3. Điều trị viêm khớp dạng thấp không dùng thuốc, không phẫu thuật
Hiện chưa có phương pháp nào có thể điều trị viêm khớp dạng thấp khỏi tận gốc mà chỉ có thể hỗ trợ cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa bệnh diễn tiến nặng hơn. Hiện nay phương pháp Trị liệu thần kinh cột sống (Chiropractic) có khả năng phục hồi chức năng khớp tự nhiên, giảm đau hoặc hạn chế các biến chứng của viêm khớp dạng thấp như cứng khớp hoặc tàn phế…