1. Đại cương
Viêm khớp cổ chân là một dạng bệnh cơ xương khớp phổ biến, gây trở ngại đáng kể đối với cuộc sống của người bệnh do đau và hạn chế khả năng vận động. Phần lớn trường hợp, vấn đề sức khỏe này thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, không ít người trẻ tuổi cũng bị viêm khớp ở cổ chân trong nhiều năm qua.

Theo các chuyên gia, chấn thương vật lý ở khớp cổ chân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm tại cổ chân. Sự tổn thương này có thể bắt nguồn từ những vấn đề như sau, bao gồm:
Ngoài ra, người cao tuổi còn có khản năng cao đối mặt với vấn đề viêm nhiễm ở khớp cổ chân nếu có:
2. Viêm khớp cổ chân cần sớm được điều trị
Tình trạng viêm khớp ở cổ chân cần được điều trị chứ không thể tự lành. Đặc biệt, việc tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng quan trọng khi cơ thể bộc lộ bất kỳ dấu hiệu nào như sau, bao gồm:
3. Điều trị viêm khớp cổ chân
Sử dụng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) là lựa chọn quen thuộc nhất của những bệnh nhân bị viêm khớp cổ chân. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng uống thuốc giảm đau chỉ có thể giải quyết phần ngọn của vấn đề – tức là xoa dịu cơn đau do viêm khớp cổ chân mang lại
Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân gốc rễ gây viêm khớp cổ chân chưa được điều trị triệt để thì các cơn đau nhức vẫn sẽ tái phát liên tục. Điều này khiến người bệnh không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục uống thuốc để chống đỡ. Vì vậy nên hạn chế kéo dài thời gian sử dụng thuốc để tránh dụng phụ không mong muốn như viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận…
Một số phương pháp hạn chế tình trạng viêm khớp cổ chân
Viêm khớp cổ chân là một dạng bệnh cơ xương khớp phổ biến, gây trở ngại đáng kể đối với cuộc sống của người bệnh do đau và hạn chế khả năng vận động. Phần lớn trường hợp, vấn đề sức khỏe này thường xảy ra ở người cao tuổi. Tuy nhiên, không ít người trẻ tuổi cũng bị viêm khớp ở cổ chân trong nhiều năm qua.

Theo các chuyên gia, chấn thương vật lý ở khớp cổ chân là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng viêm tại cổ chân. Sự tổn thương này có thể bắt nguồn từ những vấn đề như sau, bao gồm:
- Ở người trẻ tuổi
- Bong gân ở cổ chân trong thời gian dài có nguy cơ chuyển biến nghiêm trọng, từ đó dẫn đến viêm khớp. Rèn luyện thể chất quá sức, chấn thương thể thao hoặc tai nạn là những yếu tố trực tiếp gây nên viêm khớp cổ chân.
- Tình trạng béo phì: khớp cổ chân đóng vai trò không thể thiếu trong việc giữ thăng bằng cơ thể. Do đó, cân nặng quá lớn sẽ tạo thêm áp lực lên cổ chân, lâu ngày quá tải dẫn đến viêm.

- Bệnh nền: những người có tiền sử bị viêm khớp dạng thấp, gout, vẩy nến… hoặc đang mắc phải những bệnh này có nguy cơ cao bị viêm ở khớp cổ chân.
- Thường xuyên căng thẳng: áp lực trong cuộc sống, công việc, gia đình có thể gây tác động tiêu cực đến hệ miễn dịch làm sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm không đủ để chống lại tình trạng viêm nhiễm.
- Lối sống không lành mạnh: lười vận động, ít tập thể dục thể thao góp phần làm yếu đi sức đề kháng của cơ thể trước các bệnh lý. Mặt khác, ăn uống thiếu dưỡng chất còn khiến khớp cổ chân suy yếu, nhạy cảm với chấn thương hơn.
- Ở người cao tuổi
Ngoài ra, người cao tuổi còn có khản năng cao đối mặt với vấn đề viêm nhiễm ở khớp cổ chân nếu có:
- Tiền sử mắc các bệnh lý liên quan đến cơ xương khớp.
- Khi còn trẻ đã từng bị béo phì.
- Bị tai nạn té ngã, trượt chân…

2. Viêm khớp cổ chân cần sớm được điều trị
Tình trạng viêm khớp ở cổ chân cần được điều trị chứ không thể tự lành. Đặc biệt, việc tìm kiếm sự trợ giúp y tế càng quan trọng khi cơ thể bộc lộ bất kỳ dấu hiệu nào như sau, bao gồm:
- Cổ chân sưng đỏ đau và hơi nóng, thường cứng khớp vào buổi sáng khi vừa thức dậy.
- Cảm giác đau nhói ở cổ chân xuất hiện ở mỗi bước đi, đặc biệt khi leo cầu thang.
- Âm thanh lạ phát ra từ khớp cổ chân khi bệnh nhân cố gắng xoay hoặc di chuyển như đi bộ.
3. Điều trị viêm khớp cổ chân
Sử dụng nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid (NSAIDs) là lựa chọn quen thuộc nhất của những bệnh nhân bị viêm khớp cổ chân. Tuy nhiên, bệnh nhân cần lưu ý rằng uống thuốc giảm đau chỉ có thể giải quyết phần ngọn của vấn đề – tức là xoa dịu cơn đau do viêm khớp cổ chân mang lại
Bên cạnh đó, nếu nguyên nhân gốc rễ gây viêm khớp cổ chân chưa được điều trị triệt để thì các cơn đau nhức vẫn sẽ tái phát liên tục. Điều này khiến người bệnh không còn cách nào khác ngoài việc tiếp tục uống thuốc để chống đỡ. Vì vậy nên hạn chế kéo dài thời gian sử dụng thuốc để tránh dụng phụ không mong muốn như viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận…
Một số phương pháp hạn chế tình trạng viêm khớp cổ chân
- Thực hiện một số bài tập thể dục đơn giản giúp rèn luyện khớp cổ chân cũng như duy trì cân nặng khỏe mạnh.
- Thay đổi lối sinh hoạt điều độ, lành mạnh hơn hạn chế bia rượu, thức khuya để tránh mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến khớp cổ chân.
- Điều chỉnh chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng và phù hợp là cách tốt nhất để phòng ngừa và hạn chế tình trạng viêm khớp cổ chân.