1. Đại cương
Viêm gân gót chân là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở các vận động viên chuyên nghiệp. Chấn thương này gây đau đớn, làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
.png)
Viêm gân gót chân là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức dẫn tới tình trạng bị quá tải về lực và trọng lực, gây tổn thương vùng gót chân. Gân Achilles là khu vực có ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót 3 – 6cm. Cấu tạo của gân gồm nhiều sợi collagen nhỏ nên chỉ cần một tác động bất ngờ cũng đủ gây tổn thương gót chân.
Viêm gân Achilles được chia thành 2 loại, cụ thể:.png)
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân viêm gân Achilles
Căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần ở chân là nguyên nhân chủ yếu gây viêm gân Achilles. Tình trạng này thường xảy ra ở người tập thể dục quá mức, đặc biệt là vận động viên. Ngoài ra, một số bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng… cũng có thể là nguyên nhân gây viêm gân gót chân. (2)
Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm gân Achilles như:
Đánh giá lâm sàng:.png)
Test Thompson
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác như:
4. Điều trị
Điều trị không phẫu thuật: trong hầu hết các trường hợp, liệu pháp điều trị không phẫu thuật sẽ giúp cải thiện tình trạng đau gân, dù sẽ mất khoảng vài tháng để các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. Ngay cả với những trường hợp điều trị sớm thì tình trạng đau có thể kéo dài hơn 3 tháng. Nếu bệnh nhân có triệu chứng đau trầm trọng nhiều tháng trước điều trị thì có thể mất đến 6 tháng để các biện pháp trị liệu có hiệu quả.
1. Nghỉ ngơi: Bước đầu tiên để giảm đau đó là giảm hoặc ngưng các vận động làm trầm trọng hơn triệu chứng đau. Nếu bệnh nhân thường xuyên tập luyện các bài tập có cường độ cao lên gân (như chạy bộ), thì việc chuyển sang chế độ tập luyện cường độ thấp lên gân sẽ giảm áp lực gây lên gân Achilles. Các môn thể thao như đạp xe, tập luyện trên máy đạp xe, hoặc bơi lội là các môn có cường độ thấp ảnh hưởng lên gân giúp bệnh nhân duy trì vận động.
2. Chườm đá: Chườm đá lạnh lên vùng gân sưng đau là hữu ích và có thể làm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nếu cần thiết. Có thể chườm đến khoảng 20 phút và ngưng lại khi cảm thấy tê.
3. Thuốc kháng viêm NSAID: Các loại thuốc như Ibuprofen và Naproxen làm giảm đau và sưng nề. Tuy nhiên nó không giúp cải thiện tình trạng dày lên của gân do thoái hóa. Việc sử dụng thuốc trên một tháng phải có sự theo dõi và chỉ định của bác sỹ.
4. Luyện tập: các bài tập giúp tăng sức mạnh của cơ cẳng chân và giảm áp lực lên gân.
5. Tiêm Corticoid: Hiếm khi được chỉ định vì có thể gây mủn gân và biến chứng đứt gân gót.
6. Mang giày hỗ trợ và chỉnh hình.
Điều trị phẫu thuật: Liệu pháp phẫu thuật nên được xem xét trong trường hợp điều trị bảo tồn 6 tháng không hiệu quả. Liệu pháp phẫu thuật riêng biệt cho từng trường hợp viêm gân dựa trên vị trí viêm và mức độ tổn thương của gân.
- Cắt bỏ cơ bụng chân
- Cắt lọc và sửa chữa gân.
- Cắt lọc và chuyển gân.
5. Phòng bệnh
Để hạn chế nguy cơ viêm gân gót chân, bạn nên lưu ý:
Viêm gân gót chân là bệnh thường gặp, đặc biệt là ở các vận động viên chuyên nghiệp. Chấn thương này gây đau đớn, làm người bệnh gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt hằng ngày. Nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
.png)
Viêm gân gót chân là tình trạng gân Achilles hoạt động quá mức dẫn tới tình trạng bị quá tải về lực và trọng lực, gây tổn thương vùng gót chân. Gân Achilles là khu vực có ít mạch máu, cách chỗ bám vào xương gót 3 – 6cm. Cấu tạo của gân gồm nhiều sợi collagen nhỏ nên chỉ cần một tác động bất ngờ cũng đủ gây tổn thương gót chân.
Viêm gân Achilles được chia thành 2 loại, cụ thể:
- Viêm điểm bám gân Achilles (Insertional Achilles tendinitis): Tổn thương này tác động tới nơi thấp nhất của gân, nơi gân được gắn vào xương gót chân.
- Viêm sợi gân (Noninsertional Achilles tendinitis): Đây là tình trạng viêm liên quan tới các sợi ở phần giữa của gân, thường xảy ra ở người trẻ tuổi.
.png)
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân viêm gân Achilles
Căng thẳng lặp đi lặp lại nhiều lần ở chân là nguyên nhân chủ yếu gây viêm gân Achilles. Tình trạng này thường xảy ra ở người tập thể dục quá mức, đặc biệt là vận động viên. Ngoài ra, một số bệnh lý xương khớp như viêm khớp dạng thấp, viêm khớp nhiễm trùng… cũng có thể là nguyên nhân gây viêm gân gót chân. (2)
Các nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng viêm gân Achilles như:
- Không khởi động hoặc khởi động sai cách trước khi tập thể dục.
- Bị căng cơ chân khi thực hiện những động tác lặp lại nhiều lần.
- Chơi các môn thể thao yêu cầu đổi hướng, di chuyển nhanh như bóng đá, quần vợt, bóng rổ, bóng chuyền…
- Gia tăng các hoạt động thể chất đột ngột mà không cho cơ thể thời gian thích nghi.
- Đi giày không vừa chân, giày quá cũ hoặc chất lượng kém.
- Mang giày cao gót liên tục trong thời gian dài.
- Xuất hiện gai xương ở phía sau gót chân (gai gót chân).
- Thoái hóa gân do tuổi tác.
- Giới tính: Bệnh phổ biến ở nam giới.
- Tuổi tác: Người càng lớn tuổi nguy cơ bị viêm gân Achilles sẽ càng cao. Vì khi đó, máu lưu thông tới khu vực gân bàn chân đã giảm. Tình trạng này làm cho gân gót chân mất đi sự linh hoạt, dẻo dai và đàn hồi. Vì thế, bất kỳ tác động nào diễn ra cũng có khả năng làm tổn thương gân Achilles.
- Người mắc hội chứng bàn chân bẹt có nguy cơ bị viêm gân gót chân cao. Nguyên nhân là do sức nặng cơ thể khi đó sẽ đổ dồn nhiều lên gân gót chân, tạo áp lực lớn lên khu vực này, dễ gây viêm gân Achilles.
- Mắc các bệnh lý: Người bệnh vảy nến hay tăng huyết áp có tỷ lệ gân gót chân bị viêm cao hơn so với người không mắc bệnh.
- Ảnh hưởng của thuốc: Một số loại thuốc kháng sinh như fluoroquinolones có thể làm gia tăng nguy cơ viêm gân gót chân Achilles.
Đánh giá lâm sàng:
- Khám gân Achilles bị đứt sẽ đau hoặc khi rách bán phần sẽ đau khi ấn bằng ngón tay. Đứt hoàn toàn phân biệt bằng cách
- Đột ngột đau nhiều và không thể đi bằng các ngón chân (kiễng chân)
- Sờ thấy một điểm mất liên tục của gân
- Test Thompson (trong khi bệnh nhân nằm trên bàn, người khám bóp cơ bụng chân, nhưng bàn chân không gấp được nhiều như mong đợi)
.png)
Test Thompson
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm khác như:
- Chụp X-quang: Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ quan sát hình ảnh bàn chân và xương chân. Tuy chụp X-quang không thể cung cấp hình ảnh của gân nhưng có thể giúp bác sĩ loại trừ những nguyên nhân khác có khả năng dẫn tới những triệu chứng tương tự.
- Siêu âm: Phương pháp này sẽ dùng sóng âm tần số cao để tạo ra hình ảnh chi tiết tại các mô mềm như gân. Ngoài ra, siêu âm cũng có thể tạo hình ảnh chuyển động của gân, qua đó bác sĩ có thể đánh giá lưu lượng máu xung quanh gân.
- Chụp MRI: Đây là phương pháp chẩn đoán sử dụng từ trường mạnh, sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh chi tiết của gân gót chân, qua đó giúp bác sĩ phát hiện vị trí gân bị viêm.

4. Điều trị
Điều trị không phẫu thuật: trong hầu hết các trường hợp, liệu pháp điều trị không phẫu thuật sẽ giúp cải thiện tình trạng đau gân, dù sẽ mất khoảng vài tháng để các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn. Ngay cả với những trường hợp điều trị sớm thì tình trạng đau có thể kéo dài hơn 3 tháng. Nếu bệnh nhân có triệu chứng đau trầm trọng nhiều tháng trước điều trị thì có thể mất đến 6 tháng để các biện pháp trị liệu có hiệu quả.
1. Nghỉ ngơi: Bước đầu tiên để giảm đau đó là giảm hoặc ngưng các vận động làm trầm trọng hơn triệu chứng đau. Nếu bệnh nhân thường xuyên tập luyện các bài tập có cường độ cao lên gân (như chạy bộ), thì việc chuyển sang chế độ tập luyện cường độ thấp lên gân sẽ giảm áp lực gây lên gân Achilles. Các môn thể thao như đạp xe, tập luyện trên máy đạp xe, hoặc bơi lội là các môn có cường độ thấp ảnh hưởng lên gân giúp bệnh nhân duy trì vận động.
2. Chườm đá: Chườm đá lạnh lên vùng gân sưng đau là hữu ích và có thể làm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày nếu cần thiết. Có thể chườm đến khoảng 20 phút và ngưng lại khi cảm thấy tê.
3. Thuốc kháng viêm NSAID: Các loại thuốc như Ibuprofen và Naproxen làm giảm đau và sưng nề. Tuy nhiên nó không giúp cải thiện tình trạng dày lên của gân do thoái hóa. Việc sử dụng thuốc trên một tháng phải có sự theo dõi và chỉ định của bác sỹ.
4. Luyện tập: các bài tập giúp tăng sức mạnh của cơ cẳng chân và giảm áp lực lên gân.
5. Tiêm Corticoid: Hiếm khi được chỉ định vì có thể gây mủn gân và biến chứng đứt gân gót.
6. Mang giày hỗ trợ và chỉnh hình.
Điều trị phẫu thuật: Liệu pháp phẫu thuật nên được xem xét trong trường hợp điều trị bảo tồn 6 tháng không hiệu quả. Liệu pháp phẫu thuật riêng biệt cho từng trường hợp viêm gân dựa trên vị trí viêm và mức độ tổn thương của gân.
- Cắt bỏ cơ bụng chân
- Cắt lọc và sửa chữa gân.
- Cắt lọc và chuyển gân.
5. Phòng bệnh
Để hạn chế nguy cơ viêm gân gót chân, bạn nên lưu ý:
- Tránh tăng mức độ hoạt đột ngột: Nếu vừa bắt đầu chế độ tập luyện, bạn nên thực hiện từ từ, tăng dần thời lượng và cường độ tập luyện để cơ thể có thời gian thích nghi, tránh gây áp lực lên gót chân.
- Không hoạt động quá sức: Bạn nên tránh những hoạt động gây căng thẳng quá mức cho gân. Nếu phải tham gia các hoạt động gắng sức, bạn cần khởi động trước để làm ấm cơ thể, giúp các cơ và mô liên kết linh hoạt hơn khi bước vào bài tập chính. Trong lúc tập, nếu cảm thấy đau, bạn nên dừng lại ngay và nghỉ ngơi.
- Kéo căng cơ bắp: Bạn nên dành thời gian để kéo căng cơ bắp và gân chân vào mỗi buổi sáng trước khi tập thể dục. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng viêm tái phát, tăng cường sức khỏe cho gân và cơ, hạn chế tình trạng viêm.
- Tránh chạy trên những mặt phẳng cứng hay dễ trượt.
- Chọn quần áo phù hợp với loại hình luyện tập.
- Đa dạng hóa bài tập: Bạn có thể thay thế những bài tập cường độ cao như chạy, leo cầu thang, bật nhảy… bằng những bài tập cường độ thấp như đi bộ, bơi lội… Điều này sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng tăng sức ép quá nhiều lên gân Achilles, gây chấn thương.
- Chọn giày phù hợp: Ngoài việc vừa vặn với chân, giày tập cần hỗ trợ tốt cho tất cả các hoạt động của bàn chân.