1.Viêm gân cơ vai là gì?
Viêm gân cơ vai hay viêm gân bả vai là hiện tượng viêm sưng tại vị trí xung quanh khớp vai, thường xuất hiện sau khi cơ vai bị tổn thương. Bệnh phổ biến ở người tuổi 40 – 60, xuất hiện những cơn đau tại vị trí viêm khi người bệnh vận động mạnh hoặc chạm vào gân. Đây cũng được xem là sự thoái hóa của cơ vai khi chịu tổn thương. Chức năng hoạt động của vai sẽ suy giảm vì lớp sụn bị bào mòn do gân vai bị viêm gây ra.
2.Triệu chứng viêm gân cơ vai thường gặp
Viêm gân bả vai được nhận biết qua những dấu hiệu lâm sàng đó là những cơn đau bất thường ở vùng vai cũng như vai căng cứng, đặc biệt là khi vận động hoặc chạm vào. Mặc dù những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với tình trạng đau nhức cơ vai thông thường. Những cơn đau do viêm gân cơ vai nghiêm trọng hơn những cơn đau đơn giản, có thể làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh, đồng thời giảm chức năng và sức mạnh ở vai.
Một số triệu chứng viêm gân bả vai thường xảy ra với người bệnh gồm:
Người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa khi có những triệu chứng sau đây:
Những bệnh về gân, bao gồm viêm gân thông thường xuất phát từ những sự thay đổi tại gân như vết rách, chấn thương hoặc thoái hóa.
Trường hợp viêm gân bả vai hay gặp nhất đến từ việc gân vai bị chèn ép dẫn đến tổn thương. Điều này hay xảy ra ở những vận động viên, thường xuyên luyện tập thể thao với cường độ nặng. Đặt biệt là những môn thể thao yêu cầu sử dụng sức mạnh tay và vai liên tục. Tuy nhiên, người bình thường cũng có thể bị viêm cơ gân vai nếu như vùng vai bị tổn thương do va đập hoặc chịu sức lực quá nặng.
Nguyên nhân phổ biến thứ hai gây viêm gân ở vùng vai là sự thoái hóa, lão hóa hoặc vôi hóa xương do tuổi tác. Tình trạng này ở người lớn tuổi thường được phát triển sau khi thoái hóa. Hiện tượng này lý giải cho việc viêm gân cơ vai thường rơi vào độ tuổi 40 – 60.
Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây bệnh gồm:
Bên cạnh đó, nhóm những người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuổi tác là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe xương khớp, gây ra hiện tượng thoái hóa, tổn thương. Hơn nữa, quá trình bào mòn sụn khớp thường phát triển rõ rệt nhất ở độ tuổi 50, hạn chế các hoạt động liên tục và có biên độ vận động rộng. Khớp vai thoái hóa được xem là sử thay đổi của gân, một tiền đề dẫn đến viêm gân cơ vai. Vì thế nên người thuộc độ tuổi từ 40 – 60 là nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh nhiều hơn những người khác.
4.Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán viêm gân cơ vai chính xác, ngoài bệnh sử cũng như những triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải thì sử dụng thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hay được áp dụng.Bước chẩn đoán cận lâm sàng được chỉ định thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ. Thông thường, viêm gân cơ vai được chẩn đoán bằng 3 phương pháp:
5.Biến chứng của viêm gân cơ vai
Viêm gân cơ vai cần được điều trị sớm và kịp thời. Nếu bệnh để lâu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguy hiểm hơn, những biến chứng này sẽ trở thành tiền đề của những bệnh lý cơ xương khớp nguy hiểm khác. Một số biến chứng thường gặp ở bệnh có thể kể đến là:
6.Cách điều trị viêm gân cơ vai
* Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là điều trị không can thiệp đến phẫu thuật. Người bệnh viêm gân cơ vai được chỉ định điều trị nội khoa khi tổn thương của gân không liên quan đến vòng bít. Thời gian điều trị nội khoa sẽ tùy vào tình trạng sức khỏe và độ tổn thương gân của người bệnh, thông thường sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Viêm gân cơ vai điều trị nội khoa bằng những phương pháp khá đơn giản, không gây bất tiện cho cuộc sống người điều trị. Một số cách điều trị nội khoa gồm:
Hiện nay, phương pháp nội soi khớp vai được ưu tiên sử dụng vì thời gian điều trị lẫn hồi phục ngắn. Người bệnh cũng có thể xuất viện trong ngày là một điểm nổi bật của nội soi khớp vai.
7.Biện pháp phòng ngừa
Một số những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gân vai hiệu quả:
Đối với các vận động viên khi quay trở lại, cần tăng dần cường độ tập luyện để không gây ảnh hưởng đến gân và khớp vai. Bên cạnh đó, cần hạn chế vận động ở những vị trí cao và không nên tập luyện quá lâu.
Những người thực hiện điều trị viêm gân cơ vai bằng phương pháp ngoại khoa, thời gian hồi phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ở trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phác đồ phục hồi dựa trên loại phẫu thuật đã thực hiện, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như mục tiêu phục hồi lâu dài.
Viêm gân cơ vai hay viêm gân bả vai là hiện tượng viêm sưng tại vị trí xung quanh khớp vai, thường xuất hiện sau khi cơ vai bị tổn thương. Bệnh phổ biến ở người tuổi 40 – 60, xuất hiện những cơn đau tại vị trí viêm khi người bệnh vận động mạnh hoặc chạm vào gân. Đây cũng được xem là sự thoái hóa của cơ vai khi chịu tổn thương. Chức năng hoạt động của vai sẽ suy giảm vì lớp sụn bị bào mòn do gân vai bị viêm gây ra.
2.Triệu chứng viêm gân cơ vai thường gặp
Viêm gân bả vai được nhận biết qua những dấu hiệu lâm sàng đó là những cơn đau bất thường ở vùng vai cũng như vai căng cứng, đặc biệt là khi vận động hoặc chạm vào. Mặc dù những triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với tình trạng đau nhức cơ vai thông thường. Những cơn đau do viêm gân cơ vai nghiêm trọng hơn những cơn đau đơn giản, có thể làm gián đoạn giấc ngủ của người bệnh, đồng thời giảm chức năng và sức mạnh ở vai.
Một số triệu chứng viêm gân bả vai thường xảy ra với người bệnh gồm:
- Căng cứng ở vai
- Đau nhức ở vị trí vai trước và cánh tay
- Đau nhức khi vận động cánh tay
- Xuất hiện những cơn đau dữ dội làm gián đoạn giấc ngủ
- Vị trí viêm gân mềm và có sưng nhẹ
- Có tiếng lách cách ở vai khi hoạt động
- Sức mạnh ở vai bị suy yếu rõ rệt, một số trường hợp nghiêm trọng bị mất khả năng vận động vai
- Thường xuyên xuất hiện những cơn đau kéo dài
Người bệnh nên đi khám với bác sĩ chuyên khoa khi có những triệu chứng sau đây:
- Cơn đau chuyển nặng hơn
- Khó khăn trong việc cử động cánh tay
- Cơn đau làm gián đoạn giấc ngủ
- Không thể thực hiện những việc thông thường vì ảnh hưởng từ cơn đau vai
- Xuất hiện cảm giác tê hoặc ngứa ran ở cánh tay, bàn tay
Những bệnh về gân, bao gồm viêm gân thông thường xuất phát từ những sự thay đổi tại gân như vết rách, chấn thương hoặc thoái hóa.
Trường hợp viêm gân bả vai hay gặp nhất đến từ việc gân vai bị chèn ép dẫn đến tổn thương. Điều này hay xảy ra ở những vận động viên, thường xuyên luyện tập thể thao với cường độ nặng. Đặt biệt là những môn thể thao yêu cầu sử dụng sức mạnh tay và vai liên tục. Tuy nhiên, người bình thường cũng có thể bị viêm cơ gân vai nếu như vùng vai bị tổn thương do va đập hoặc chịu sức lực quá nặng.
Nguyên nhân phổ biến thứ hai gây viêm gân ở vùng vai là sự thoái hóa, lão hóa hoặc vôi hóa xương do tuổi tác. Tình trạng này ở người lớn tuổi thường được phát triển sau khi thoái hóa. Hiện tượng này lý giải cho việc viêm gân cơ vai thường rơi vào độ tuổi 40 – 60.
Một số nguyên nhân khác cũng có thể gây bệnh gồm:
- Viêm gân chóp xoay vai
- Chấn thương dẫn đến đứt hoặc rách cơ chóp xoay
- Viêm dính bao khớp vai
- Viêm túi hoạt dịch ở các cơ dưới mỏm cùng vai
- Viêm bao hoạt dịch gân cơ nhị đầu
- Loạn dưỡng cơ và gân cánh tay do ảnh hưởng từ phản xạ thần kinh giao cảm
- Yếu tố nguy cơ viêm gân cơ vai
- Vận động viên cầu long, quần vợt
- Vận động viên bơi lội
- Vận động viên bóng chày
- Thợ mộc
- Thợ hàn
Bên cạnh đó, nhóm những người lớn tuổi cũng có nguy cơ cao mắc bệnh. Tuổi tác là một trong những nguyên nhân làm suy giảm sức khỏe xương khớp, gây ra hiện tượng thoái hóa, tổn thương. Hơn nữa, quá trình bào mòn sụn khớp thường phát triển rõ rệt nhất ở độ tuổi 50, hạn chế các hoạt động liên tục và có biên độ vận động rộng. Khớp vai thoái hóa được xem là sử thay đổi của gân, một tiền đề dẫn đến viêm gân cơ vai. Vì thế nên người thuộc độ tuổi từ 40 – 60 là nhóm đối tượng có khả năng mắc bệnh nhiều hơn những người khác.
4.Phương pháp chẩn đoán
Để chẩn đoán viêm gân cơ vai chính xác, ngoài bệnh sử cũng như những triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải thì sử dụng thêm các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hay được áp dụng.Bước chẩn đoán cận lâm sàng được chỉ định thực hiện theo yêu cầu của bác sĩ. Thông thường, viêm gân cơ vai được chẩn đoán bằng 3 phương pháp:
- Chụp X-quang: Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ chẩn đoán tình trạng cơ vai bằng hình ảnh. Kết quả chụp x-quang thể hiện vị trí và cấu trúc của các mô bên trong, xương. X-quang có thể cho thấy được những gai xương nhỏ và tình trạng vôi hóa trong gân
- Siêu âm: Đây là một phương pháp chẩn đoán cho ra kết quả rõ nét ở các phần mô mềm. Phù hợp với nhu cầu quan sát tình trạng của gân và cơ vai
- MRI: Phương pháp MRI sử dụng nam châm và sóng vô tuyến, thể hiện các tình trạng viêm, tụ dịch ở vai. Hơn nữa, những tổn thương như rách gân hay thoái hóa gân cũng có thể để phát hiện trên kết quả MRI.
5.Biến chứng của viêm gân cơ vai
Viêm gân cơ vai cần được điều trị sớm và kịp thời. Nếu bệnh để lâu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nguy hiểm hơn, những biến chứng này sẽ trở thành tiền đề của những bệnh lý cơ xương khớp nguy hiểm khác. Một số biến chứng thường gặp ở bệnh có thể kể đến là:
- Cơn đau dữ dội làm gián đoạn giấc ngủ
- Cánh tay mất sức, suy giảm khả năng hoạt động
- Gặp khó khăn trong việc sử dụng tay, đặc biệt là đưa tay lên đầu hoặc ra sau lưng
6.Cách điều trị viêm gân cơ vai
* Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa là điều trị không can thiệp đến phẫu thuật. Người bệnh viêm gân cơ vai được chỉ định điều trị nội khoa khi tổn thương của gân không liên quan đến vòng bít. Thời gian điều trị nội khoa sẽ tùy vào tình trạng sức khỏe và độ tổn thương gân của người bệnh, thông thường sẽ kéo dài từ vài tuần đến vài tháng.
Viêm gân cơ vai điều trị nội khoa bằng những phương pháp khá đơn giản, không gây bất tiện cho cuộc sống người điều trị. Một số cách điều trị nội khoa gồm:
- Tập vật lý trị liệu: Nhằm cải thiện chức năng của vai cũng như hỗ trợ tăng nhanh quá trình phục hồi tầm vận động
- Uống thuốc giảm đau chống viêm như NSAID: Đối với những người có cơn đau nặng, ảnh hưởng đến hoạt động, thuốc giảm đau chống viêm là một phương pháp hiệu quả giúp làm giảm cơn đau. Tuy nhiên, thuốc NSAID cần được uống theo chỉ định của bác sĩ. Người bệnh tự sử dụng thuốc NSAID không đúng cách sẽ dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa như xuất huyết tiêu hóa, đau dạ dày, viêm loét dạ dày.
- Tiêm khớp vai với corticoid: Phương pháp tiêm corticoid có thể chống viêm ngay tại chỗ vì thuốc có tính kháng viêm mạnh. Người bệnh lựa chọn phương pháp tiêm khớp vai corticoid cần lưu ý phương pháp này nếu thực hiện sai cách sẽ gây ra tác dụng phụ không mong muốn, nghiêm trọng nhất là mất chức năng khớp vai vĩnh viễn. Vì vậy, người bệnh cần đến những bệnh lớn, thực hiện bởi những bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm.
- Nghỉ ngơi: Người bị viêm gân cơ vai nên nghỉ ngơi và hạn chế các hoạt động tạo áp lực lên vai và cánh tay trong thời gian điều trị bệnh. Nghỉ ngơi giúp cho phần gân tổn thương nhận điều trị tốt hơn cũng như hạn chế những tác động xấu đến chúng.
- Điều trị ngoại khoa
Hiện nay, phương pháp nội soi khớp vai được ưu tiên sử dụng vì thời gian điều trị lẫn hồi phục ngắn. Người bệnh cũng có thể xuất viện trong ngày là một điểm nổi bật của nội soi khớp vai.
7.Biện pháp phòng ngừa
Một số những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gân vai hiệu quả:
- Vận động viên cần đảm bảo an toàn, hình thức phù hợp trước khi bắt đầu chơi thể thao
- Luôn khởi động và căng cơ trước khi tập luyện hoặc thực hiện các hoạt động thể chất
- Giữ tư thế thích hợp trong các hoạt động hàng ngày, đặc biệt là khi ngồi
- Giữ cho phần lưng và vai linh hoạt, tăng cường sức khỏe bằng những bài tập phù hợp
- Tránh ngủ cùng một bên thường xuyên
- Hạn chế đeo túi trên vai quá lâu hoặc quá thường xuyên
- Chăm sóc và phục hồi
Đối với các vận động viên khi quay trở lại, cần tăng dần cường độ tập luyện để không gây ảnh hưởng đến gân và khớp vai. Bên cạnh đó, cần hạn chế vận động ở những vị trí cao và không nên tập luyện quá lâu.
Những người thực hiện điều trị viêm gân cơ vai bằng phương pháp ngoại khoa, thời gian hồi phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Ở trường hợp này, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn phác đồ phục hồi dựa trên loại phẫu thuật đã thực hiện, mức độ nghiêm trọng của bệnh, tình trạng sức khỏe cũng như mục tiêu phục hồi lâu dài.