1. ĐẠI CƯƠNG
VCSDK là một bệnh viêm khớp mạn tính hay gặp nhất trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính. Bệnh VCSDK có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 (80-90 phần trăm) của hệ thống kháng nguyên hòa hợp tổ chức, thường gặp ở nam giới, trẻ tuổi.
Bệnh ảnh hướng nhiều đến chức năng vận động khớp, khả năng lao động sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh và là nguyên nhân gây tàn phế nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1. TRIỆU CHỨNG
Các biểu hiện thường gặp nhất của viêm cột sống dính khớp là đau lưng, nhưng bệnh có thể bắt đầu ở các khớp ngoại vi, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ, và hiếm khi với iridocyclitis cấp (viên mống mắt hoặc viêm màng bồ đào). Các triệu chứng và dấu hiệu sớm khác là giảm độ giãn lồng ngực do tổn thương lan tỏa sườn cột sống, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân và thiếu máu.
Đau lưng – thường về đêm và có cường độ thay đổi – sau cùng tái đi tái lại. Cứng khớp buổi sáng, thường giảm khi vận động, và co cứng cơ cạnh sống. Tư thế gù, gập về phía trước giúp giảm đau và giảm co cứng cơ; do đó, gù phổ biến ở những bệnh nhân không được điều trị. Có thể có viêm khớp háng nặng. Trong giai đoạn cuối, bệnh nhân có gù nặng, mất đường cong sinh lý cột sống thắt lưng, và tư thế cúi cố định về phía trước, ảnh hưởng tới chức năng phổi và không nằm được thẳng. Có thể có biến dạng khớp ngoại vi, đôi khi có ngón chân hình khúc dồi. Có thể có viêm gân achilles và viêm gân bánh chè.
3. CHẨN ĐOÁN
- Lâm sang dựa vào tiền sử hoặc hiện tại có đau vùng thắt lưng hay vùng lưng thắt lưng kéo dài trên 3 tháng
-Hạn chế vận động thắt lưng cúi ngửa nghiêng xoay.
- Độ dãn lồng ngực giảm
- Chụp X quang
Để chẩn đoán bệnh và theo dõi tiến triển của bệnh cần làm them xét nghiệm về phản ứng viêm (tốc độ máu lắng, protein C phản ứng).
Trong giai đoạn sớm của bệnh để giúp chẩn đoán xác định có thể làm them xét nghiệm HLA-B27, MRI khớp cùng chậu.
4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Các bệnh lý về cột sống: viêm đốt sống đĩa đệm do vi khuẩn, do lao, tình trạng nhiễm khuẩn, tổn thương thân đốt và đĩa đệm trên X quang…
- Thoái hóa cột sống: thường gặp ở người lớn tuổi, hình ảnh gai xương thân đốt sống, xét nghiệm phản ứng viêm bình thường,..
- Bệnh lý ngoại vi: lao khớp hang, thoái hóa khớp háng,…
5.ĐIỀU TRỊ
5.1. Dùng thuốc
Các loại thuốc có thể sử dụng
- Tư vấn người bệnh các bài tập vận động khớp và cột sống, tham gia các hoạt động thể dục (bơi, xe đạp,đi bộ,..)phù hợp với tình trạng và giai đoạn bệnh.
-Hướng dẫn bệnh nhân tập thở, nằm đúng tư thế ( không dungf gối cao, không nằm đệm mềm,không nằm co khớp gối,…
- Điều trị vật lý trị liệu: chiếu tia hồng ngoại, siêu âm, tắm nước khoáng nóng, tắm bùn, xoa bóp,…
6. PHÒNG BỆNH
- Giáo dục bệnh nhân và người nhà có những hiểu biết về bệnh để thực hiện đúng liệu trình điều trị và theo dõi quá trình điều trị.
- Áp dụng các biện pháp điều trị nhằm hạn chế di chứng bệnh: chống teo cơ, dính khớp, nâng cao chất lượng đời sống bệnh nhân.
VCSDK là một bệnh viêm khớp mạn tính hay gặp nhất trong nhóm bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính. Bệnh VCSDK có mối liên hệ chặt chẽ với yếu tố kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 (80-90 phần trăm) của hệ thống kháng nguyên hòa hợp tổ chức, thường gặp ở nam giới, trẻ tuổi.
Bệnh ảnh hướng nhiều đến chức năng vận động khớp, khả năng lao động sinh hoạt, chất lượng cuộc sống của người bệnh và là nguyên nhân gây tàn phế nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
1. TRIỆU CHỨNG
Các biểu hiện thường gặp nhất của viêm cột sống dính khớp là đau lưng, nhưng bệnh có thể bắt đầu ở các khớp ngoại vi, đặc biệt là ở trẻ em và phụ nữ, và hiếm khi với iridocyclitis cấp (viên mống mắt hoặc viêm màng bồ đào). Các triệu chứng và dấu hiệu sớm khác là giảm độ giãn lồng ngực do tổn thương lan tỏa sườn cột sống, sốt nhẹ, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân và thiếu máu.
Đau lưng – thường về đêm và có cường độ thay đổi – sau cùng tái đi tái lại. Cứng khớp buổi sáng, thường giảm khi vận động, và co cứng cơ cạnh sống. Tư thế gù, gập về phía trước giúp giảm đau và giảm co cứng cơ; do đó, gù phổ biến ở những bệnh nhân không được điều trị. Có thể có viêm khớp háng nặng. Trong giai đoạn cuối, bệnh nhân có gù nặng, mất đường cong sinh lý cột sống thắt lưng, và tư thế cúi cố định về phía trước, ảnh hưởng tới chức năng phổi và không nằm được thẳng. Có thể có biến dạng khớp ngoại vi, đôi khi có ngón chân hình khúc dồi. Có thể có viêm gân achilles và viêm gân bánh chè.
3. CHẨN ĐOÁN
- Lâm sang dựa vào tiền sử hoặc hiện tại có đau vùng thắt lưng hay vùng lưng thắt lưng kéo dài trên 3 tháng
-Hạn chế vận động thắt lưng cúi ngửa nghiêng xoay.
- Độ dãn lồng ngực giảm
- Chụp X quang
Để chẩn đoán bệnh và theo dõi tiến triển của bệnh cần làm them xét nghiệm về phản ứng viêm (tốc độ máu lắng, protein C phản ứng).
Trong giai đoạn sớm của bệnh để giúp chẩn đoán xác định có thể làm them xét nghiệm HLA-B27, MRI khớp cùng chậu.
4. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
- Các bệnh lý về cột sống: viêm đốt sống đĩa đệm do vi khuẩn, do lao, tình trạng nhiễm khuẩn, tổn thương thân đốt và đĩa đệm trên X quang…
- Thoái hóa cột sống: thường gặp ở người lớn tuổi, hình ảnh gai xương thân đốt sống, xét nghiệm phản ứng viêm bình thường,..
- Bệnh lý ngoại vi: lao khớp hang, thoái hóa khớp háng,…
5.ĐIỀU TRỊ
5.1. Dùng thuốc
Các loại thuốc có thể sử dụng
- Thuốc giảm đau: acetaminophen(paracetamol,dolodon,…), Floctafenine(Idara)
- Thuốc chống viêm non steroid (diclofenac, meloxicam,piroxicam,..)
- Thuốc tác dụng chậm sulfasalazine, methotrexate.
- Thuốc corticoid
- Nhóm thuốc sinh học mới
- Tư vấn người bệnh các bài tập vận động khớp và cột sống, tham gia các hoạt động thể dục (bơi, xe đạp,đi bộ,..)phù hợp với tình trạng và giai đoạn bệnh.
-Hướng dẫn bệnh nhân tập thở, nằm đúng tư thế ( không dungf gối cao, không nằm đệm mềm,không nằm co khớp gối,…
- Điều trị vật lý trị liệu: chiếu tia hồng ngoại, siêu âm, tắm nước khoáng nóng, tắm bùn, xoa bóp,…
6. PHÒNG BỆNH
- Giáo dục bệnh nhân và người nhà có những hiểu biết về bệnh để thực hiện đúng liệu trình điều trị và theo dõi quá trình điều trị.
- Áp dụng các biện pháp điều trị nhằm hạn chế di chứng bệnh: chống teo cơ, dính khớp, nâng cao chất lượng đời sống bệnh nhân.