icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

VIÊM CÂN GAN CHÂN: NGUYÊN NHÂN, TRIỆU CHỨNG, CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ

Người đăng: Bùi Hương -
1. Đại cương viêm cân gan chân
Viêm cân gan chân, còn gọi là viêm cân gan bàn chân, là tình trạng viêm của cân bàn chân gây đau gân gót và ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt hằng ngày của người bệnh. Đây là một bệnh lý phổ biến trong cộng đồng, hay gặp ở nam giới tuổi trung niên, vận động viên và  đặc biệt là những người lao động nặng nhọc. Khoảng 70% các trường hợp bệnh nhân bị viêm cân gan chân có gai xương gót chân kèm theo.


Cân gan chân là một gân cơ đàn hồi dày chắc, cấu tạo từ các sợi collagen trải dài từ xương gót chân đến chỏm của các xương bàn chân gần ngón chân. Cân gan chân tham gia cấu thành nên vòm cong sinh lý gan bàn chân, từ đó làm giảm  áp lực mà bàn chân phải chịu, giúp việc đi lại dễ dàng hơn và bảo vệ các khớp xương bàn chân. Bất kỳ nguyên nhân gì làm tổn thương cân gan chân đều dẫn đến  viêm cân gan bàn chân.
Triệu chứng viêm cân gan chân nổi bật nhất là đau nhiều ở gót chân, nhất là vào lúc sáng sớm mới ngủ dậy. Điều trị viêm cân gan chân cần được thực hiện đúng cách và kịp thời để bệnh không diễn tiến mạn tính, tái phát nhiều lần, làm thay đổi dáng đi, gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của người bệnh.


2.Nguyên nhân bệnh Viêm cân gan chân
Nguyên nhân gây viêm cân gan chân bao gồm những nguyên nhân gây tác động làm chấn thương lên cơ gan bàn chân. Những tổn thương này làm kéo căng gân cơ bàn chân, mất tính đàn hồi, giảm khả năng chịu lực của gân cơ gan bàn chân. Áp lực của cơ thể do đi lại nhiều, đứng lâu hoặc sử dụng giày dép đế quá cứng trong thời gian kéo dài cũng là  một trong những nguyên nhân gây viêm cân gan chân.
2.Triệu chứng bệnh Viêm cân gan chân
Triệu chứng viêm cân gan chân không quá phong phú, chủ yếu biểu hiện các dấu hiệu tại chỗ bao gồm:
  • Đau: bệnh nhân thường đau nhiều ở phần gót chân, có thể đau buốt hay đau âm ỉ. Đau có thể lặp đi lặp lại nhiều lần, về lâu có thể xuất hiện cả khi nghỉ ngơi, đau trải dài gần hết lòng bàn chân.
  • Sưng, bầm tím gan bàn chân.
Đối tượng nguy cơ bệnh Viêm cân gan chân
Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng mắc bệnh viêm cân gan chân bao gồm:
  • Giới tính: nam giới hay gặp hơn, đặc biệt nam giới trong nhóm tuổi trung niên từ 40 – 60 tuổi
  • Thừa cân, béo phì làm tăng áp lực của trọng lượng cơ thể mà gan bàn chân phải chịu đựng
  • Yếu tố nghề nghiệp: những nghề phải đứng lâu như giáo viên, vận động đi lại nhiều như vận động viên, người lao động tay chân, công nhân nhà máy,… những nghề đặc thù thường xuyên tác động lực lên bàn chân như diễn viên múa bale, nhảy aerobic cũng là những đối tượng dễ bị viêm cân gan chân.
  • Thường xuyên mang giày cao gót, mang giày dép đế cứng trong thời gian dài đứng lâu.
  • Bàn chân bất thường: gan bàn chân quá phẳng khiến cân gan chân phải thường xuyên kéo căng và tiếp xúc nhiều với mặt phẳng nền.
3.Phòng ngừa bệnh Viêm cân gan chân
Thay đổi thói quen sinh hoạt và cách sống giúp giảm tỷ lệ mắc bệnh và phòng ngừa diễn tiến kéo dài của bệnh, bao gồm các biện pháp sau:
  • Để  bàn chân nghỉ ngơi nhiều hơn
  • Thường xuyên thay đổi tư thế, không đứng quá lâu.
  • Hạn chế các tư thế bất lợi như ngồi xổm.
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì, duy trì cân nặng hợp lý.
  • Sử dụng các loại giày dép đế phẳng, mềm. Không nên mang giày cao gót thường xuyên.
  • Tập luyện các bài tập  thể dục rèn luyện tính dẻo dai của cả cơ thể, bao gồm cân gan chân, không nên chơi thể thao quá sức của bản thân.


4. Các biện pháp chẩn đoán bệnh Viêm cân gan chân
Chẩn đoán viêm cân gan chân chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng như đau phần gót chân, đau nhiều khi ngủ dậy trên các bệnh nhân có các yếu tố nguy cơ làm dễ mắc bệnh. Một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh để phân biệt với một số bệnh khác như:
  • X quang bàn chân
  • Chụp cộng hưởng từ bàn chân.
5.Các biện pháp điều trị bệnh Viêm cân gan chân
Điều trị viêm cân gan chân chủ yếu là hạn chế tối đa các yếu tố nguy cơ của bệnh và điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau. Việc điều trị đến lúc có hiệu quả cần có nhiều thời gian nên người  tuân thủ các nguyên tắc chung như sau:
  • Cho đôi chân nghỉ ngơi, không đứng quá lâu hay vận động quá nhiều,  nếu đứng lâu vận động nhiều cần xen kẽ các khoảng nghỉ, thay đổi tư thế.
  • Ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ vừa giúp thư giãn bàn chân đặc biệt là cân gan chân vừa giúp có được một giấc ngủ ngon.
  • Xoa bóp nhẹ nhàng bàn chân trước khi xuống giường, làm giãn cân gan chân, giảm cảm giác đau khi đặt chân xuống nền.
  • Tập kéo giãn cân gan chân là phương pháp hiệu quả để điều trị bệnh. Thực hiện các bài tập kéo giãn thường xuyên cho đến khi bệnh giảm dần.
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt bằng cách mang giày dép đế mềm, không đi chân đất trên nền cứng, mang giày dép vừa chân, đế giày dép chỉ nên cao khoảng từ 2-3cm, có thể sử dụng thêm các miếng lót giày tránh kích thích vùng gan bàn chân.
  • Chườm đá ở gót chân khoảng 20 phút để giảm đau
  • Sử dụng thuốc giảm đau thông thường như acetaminophen, và các thuốc chống viêm như corticoid theo sự hướng dẫn của bác sĩ để điều trị giảm nhẹ triệu chứng đau. Tiêm corticoid trực tiếp vào gân bàn chân cũng là một biện pháp điều trị hiệu quả, giúp giảm đau nhanh chóng nhưng phải được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn.
  • Châm cứu, kích thích dây thần kinh qua da, bó bột chân và cổ chân cũng là các biện pháp giúp giảm đau nếu cơn đau kéo dài.
Nếu cơn đau tiếp tục kéo dài và không thuyên giảm trên 6 tháng thì phẫu thuật là lựa chọn cuối cùng. Phẫu thuật thường được thực hiện cắt một bên cân gan chân, và loại bỏ gai xương gót nếu có. Đây là phẫu thuật đơn giản nên ít biến chứng, có thể mổ mở hoặc phẫu thuật nội soi.
 

Bệnh học liên quan

Xem thêm