icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

VIÊM BAO HOẠT DỊCH GÂN CƠ CHÂN NGỖNG

Người đăng: Bùi Hương -
1. Đại cương
Gân cơ chân ngỗng  là một nhóm cơ bao gồm cơ thon (cơ thẳng trong), cơ bán gân, và cơ may đi từ trên đùi xuống. Gân chân ngỗng còn có tên gọi khác là nhóm cơ chậu chày. Ba cơ này xuất phát từ 3 vị trí khác nhau ở phía trong của xương đùi nhưng nhập lại bám vào mặt trước trong đầu trên xương chày (xương ống quyển).
Hình ảnh ba gân giống như chân của con ngỗng nên đã được đặt tên theo hình ảnh này. Gân của các các cơ này rất dài, phần trên là cơ phần dưới thoát ra gân chạy xuống bám vào mặt trước trong đầu trên của xương chày.


Bao hoạt dịch  là các túi chứa đầy chất lỏng, hoạt động như một tấm đệm ở giữa các mô mềm và xương, để bảo vệ xương khỏi chấn thương không mong muốn. Tổn thương bao hoạt dịch gân cơ chân ngỗng có thể dẫn đến đau đớn, hạn chế hoạt động và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Bao hoạt dịch gân chân ngỗng nằm dọc theo phần bên trong của cẳng chân, nơi ba gân chân ngỗng gắn vào phía dưới đầu gối. Khi phần bao hoạt dịch này bị viêm, sẽ được gọi là viêm bao hoạt dịch gân cơ chân ngỗng hoặc viêm gân.



2. Triệu chứng viêm bao hoạt dịch gân cơ chân ngỗng
  • Sưng dọc theo phần trên của cẳng chân bên trong
  • Đau khi ấn vào vùng gân chân ngỗng
  • Đau khi tập thể dục, uốn cong hoặc duỗi thẳng đầu gối, đứng lên khỏi ghế, cầu thang hoặc nằm nghiêng.


3. Nguyên nhân viêm bao hoạt dịch gân cơ chân ngỗng
  • Vận động quá sức: Sử dụng quá mức nhóm cơ đùi sau, đặc biệt ở các vận động viên có các cơ đùi sau bó chặt là một nguyên nhân phổ biến gây viêm bao hoạt dịch gân cơ chân ngỗng. Các vận động viên điền kinh thường xuyên bị ảnh hưởng nhất.
  • Chấn thương do va đập trực tiếp: có thể bị viêm bao hoạt dịch gân cơ chân ngỗng bởi chấn thương như một lực đánh trực tiếp đến khu vực này của đầu gối. Một tổn thương hỗn hợp các mô tại khu vực này dẫn đến gia tăng giải phóng dịch khớp ở lớp lót của bao hoạt dịch. Các bao hoạt dịch sau đó trở nên viêm, nhạy cảm hoặc đau đớn.
  • Các môn thể thao liên quan đến chạy, cần các động tác xoay, chuyển hướng nhiều: các lực gây chèn ép vào bao hoạt dịch dễ dẫn đến tình trạng viêm bao hoạt dịch gân cơ chân ngỗng.
  • Căng cơ gân hamstring
  • Viêm khớp gối: Bất cứ ai bị viêm xương khớp gối cũng có nguy cơ gia tăng tình trạng viêm bao hoạt dịch gân cơ chân ngỗng .
  • Béo phì
4. Điều trị viêm bao hoạt dịch gân cơ chân ngỗng
  • Nghỉ ngơi
  • Chườm đá lạnh trong 15-20 phút, 3-4 lần một ngày
  • Thuốc uống hoặc thuốc kháng viêm tại chỗ, chẳng hạn như ibuprofen hoặc diclofenac
  • Tránh các hoạt động làm cho các triệu chứng trầm trọng hơn (leo cầu thang, leo núi, ngồi xổm)
  • Băng chun đầu gối khi vận động
  • Kê gối giữa hai chân khi ngủ
  • Tập phục hồi chức năng để kéo giãn gân hamstring (gân chân ngỗng) và các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi
  • Trong trường hợp các phương pháp điều trị không xâm lấn không đạt hiệu quả, có thể cân nhắc các biện pháp như:
  • Tiêm corticosteroid (tiêm steroid)
  • Phẫu thuật để loại bỏ túi hoạt dịch (trong một số trường hợp hiếm)
  • Bệnh nhân có thể tiếp tục tập thể dục và thể thao trong khả năng cho phép. Nên dành thời gian nghỉ ngơi nếu các triệu chứng gây đau đớn, không cải thiện hoặc trở nên tồi tệ hơn. Chú ý đừng quên băng chun đầu gối khi vận động. Với chương trình phục hồi chức năng, các triệu chứng viêm bao hoạt dịch gân cơ chân ngỗng thường hết trong vòng 6-8 tuần.
5. Phòng tránh viêm bao hoạt dịch gân cơ chân ngỗng
  • Khởi động kĩ càng trước khi chơi thể thao
  • Chú ý tránh các lỗi kỹ thuật khi tập luyện và chơi thể thao
  • Tăng cường các bài tập kéo giãn gân hamstring và tăng cường cơ tứ đầu đùi
  • Tránh tăng tốc đột ngột khi chạy
  • Đi giày vừa chân
  • Duy trì cân nặng hợp lý

Bệnh học liên quan

Xem thêm