1. Đại cương
Trật khớp là sự di lệch hoàn toàn hay không hoàn toàn các mặt khớp với nhau. Nguyên nhân thường gặp do chấn thương hoặc do một tác động gián tiếp trên khớp hoặc do động tác sai tư thế của khớp. Trật khớp có thể do bệnh lý nhưng rất ít gặp, vì vậy khi nói đến trật khớp là trật khớp chấn thương.
.png)
Trật khớp vai
Tổn thương cơ bản của trật khớp là đứt, rách dây chằng và bao khớp. Chẩn đoán trật khớp không khó, điều trị sớm thường dễ thành công và dự hậu tốt.
.png)
Trật khớp háng
2. Tổn thương giải phẫu của trật khớp
Một đơn vị khớp gồm 5 thành phần:

Trật khớp ngón tay
3. Chẩn đoán trật khớp
Để chẩn đoán trật khớp thì chúng ta dựa vào
3.1. Bệnh sử
- Dựa trên cơ chế chấn thương, thông thường là chấn thương gián tiếp. Lực tác động kiểu đòn bẩy.
- Tuổi người bệnh: thường là người trẻ vì người già dễ bị gãy xương hơn vì xương mất chất vôi nên dễ gãy.
3.2. Triệu chứng lâm sàng
- Biến dạng khớp: mỗi kiểu trật có biến dạng đặc hiệu của nó gọi là biến dạng hình vì chỉ cần có biến dạng là chẩn đoán được trật khớp.
- Dấu ổ khớp rỗng: hay là ổ khớp không có chỏm, khi khám cần so sánh bên lành để xác định.
- Dấu lò xò: làm động tác thụ động ngược chiều với biến dạng, khi buông tay ra chi trật khớp sẽ bật trở lại tư thế biến dạng.
Dấu biến dnagj lò xo có thể mất nếu kèm theo gãy xương (gãy trật hoặc gãy xương đi kèm). Dấu hiệu ổ khớp rỗng chỉ gặp trong trật khớp hoàn toàn. Đây là dấu hiệu tin cậy tuy nhiên những trường hợp đến muộn do chi sưng nề nhiều nên việc tìm triệu chứng nay đôi khi cũng khó khăn.
-Xquang: phim xquang xác định trật khớp kiểu gì và có kèm gãy xương không (gãy trật hoặc kèm thêm gãy xương nơi khác).

Trật khớp gối
4. Điều trị
Nguyên tắc chung điều trị trật khớp là: NẮN-BẤT ĐỘNG-TẬP VẬN ĐỘNG
+ Sự phục hồi chức năng của khớp.
Thời gian bất động tùy thuộc từng khớp và loại trật khớp.
Khi việc bảo tồn không đạt kết quả thì phải mổ để đặt lại hoặc tạo hình khớp.
Khi can thiệp phẫu thuật vào ổ khớp có các bất lợi như:
Trật khớp là sự di lệch hoàn toàn hay không hoàn toàn các mặt khớp với nhau. Nguyên nhân thường gặp do chấn thương hoặc do một tác động gián tiếp trên khớp hoặc do động tác sai tư thế của khớp. Trật khớp có thể do bệnh lý nhưng rất ít gặp, vì vậy khi nói đến trật khớp là trật khớp chấn thương.
.png)
Trật khớp vai
Tổn thương cơ bản của trật khớp là đứt, rách dây chằng và bao khớp. Chẩn đoán trật khớp không khó, điều trị sớm thường dễ thành công và dự hậu tốt.
.png)
Trật khớp háng
2. Tổn thương giải phẫu của trật khớp
Một đơn vị khớp gồm 5 thành phần:
- Mặt sụn khớp với lớp xương dưới sụn và bao hoạt dịch.
- Bao khớp và dây chằng.
- Cơ, gân quanh khớp.
- Thần kinh vận động và cảm giác cho khớp.
- Mạch máu nuôi dưỡng các thành phần trên.

Trật khớp ngón tay
3. Chẩn đoán trật khớp
Để chẩn đoán trật khớp thì chúng ta dựa vào
3.1. Bệnh sử
- Dựa trên cơ chế chấn thương, thông thường là chấn thương gián tiếp. Lực tác động kiểu đòn bẩy.
- Tuổi người bệnh: thường là người trẻ vì người già dễ bị gãy xương hơn vì xương mất chất vôi nên dễ gãy.
3.2. Triệu chứng lâm sàng
- Biến dạng khớp: mỗi kiểu trật có biến dạng đặc hiệu của nó gọi là biến dạng hình vì chỉ cần có biến dạng là chẩn đoán được trật khớp.
- Dấu ổ khớp rỗng: hay là ổ khớp không có chỏm, khi khám cần so sánh bên lành để xác định.
- Dấu lò xò: làm động tác thụ động ngược chiều với biến dạng, khi buông tay ra chi trật khớp sẽ bật trở lại tư thế biến dạng.
Dấu biến dnagj lò xo có thể mất nếu kèm theo gãy xương (gãy trật hoặc gãy xương đi kèm). Dấu hiệu ổ khớp rỗng chỉ gặp trong trật khớp hoàn toàn. Đây là dấu hiệu tin cậy tuy nhiên những trường hợp đến muộn do chi sưng nề nhiều nên việc tìm triệu chứng nay đôi khi cũng khó khăn.
-Xquang: phim xquang xác định trật khớp kiểu gì và có kèm gãy xương không (gãy trật hoặc kèm thêm gãy xương nơi khác).

Trật khớp gối
4. Điều trị
Nguyên tắc chung điều trị trật khớp là: NẮN-BẤT ĐỘNG-TẬP VẬN ĐỘNG
- Khớp bị trật cần được nắn lại càng sớm càng tốt, nắn sớm thường dễ nắn, dễ phục hồi, ít biến chứng.
- Khi nắn khớp không được gây đau. Phải gây tê ổ khớp, tê vùng hoặc gây mê.
- Thời gian bất động khớp sau nắn dựa vào 2 yếu tố:
+ Sự phục hồi chức năng của khớp.
Thời gian bất động tùy thuộc từng khớp và loại trật khớp.
Khi việc bảo tồn không đạt kết quả thì phải mổ để đặt lại hoặc tạo hình khớp.
Khi can thiệp phẫu thuật vào ổ khớp có các bất lợi như:
- Làm tổn thương thêm bao khớp và dây chằng.
- Gây dính khớp.
- Phải bất động lâu dễ gây cứng khớp.
- Có thể bị nhiễm trùng và viêm khớp.