TIÊM CHẤT NHỜN VÀO KHỚP GỐI CÓ TỐT KHÔNG?
1.Tiêm chất nhờn vào khớp gối là gì?
Tiêm chất nhờn vào khớp gối là thủ thuật tiêm acid hyaluronic vào khớp gối giúp tăng trọng lượng và nồng độ phân tử của acid hyaluronic nội sinh. Từ đó các cơn đau nhức sẽ cải thiện và chức năng khớp gối dần được phục hồi. Tiêm thuốc có khả năng kéo dài vài tháng.
Khớp gối bình thường và khỏe mạnh chứa khoảng 2ml dịch khớp. Acid hyaluronic là một thành phần trong dịch khớp, có hàm lượng khoảng 2,5 – 4mg/ml, giúp bôi trơn các mô mềm, giảm ma sát bao phủ bên trên lớp bề mặt sụn khớp và được tổng hợp bởi tế bào sụn.
Acid hyaluronic có tính nhớt và đàn hồi tùy theo lực tác động. Khi tác động một lực lớn, nó có tính đàn hồi, trong khi tác động lực nhẹ thì tương tự dầu bôi trơn, bảo vệ khớp. Khi khớp thoái hóa, lượng acid hyaluronic trong dịch khớp sẽ dần suy giảm, từ đó sẽ gây hiện tượng lạo xạo khớp gối và gây đau.
Với các trường hợp thoái hóa khớp gối, lượng acid hyaluronic chỉ còn ½ tới ⅔ so với khớp gối khỏe mạnh. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng dịch khớp giảm độ nhớt, mất khả năng bảo vệ sụn khớp, tăng ma sát tiến triển hủy hoại khớp.
2.Những lợi ích khi tiêm chất nhờn vào khớp gối
Tiêm chất nhờn hyaluronic vào khớp gối là phương pháp khá an toàn. Rất ít trường hợp gây phản ứng viêm tại chỗ, đau tại vị trí tiêm, đau khớp háng, cơ và cảm thấy mệt mỏi. Các phản ứng thường biến mất nhanh chóng sau 2 – 3 ngày, hay xuất hiện phổ biến ở lần đầu tiêm. Ưu điểm có thể kể đến của phương pháp này là:
Các trường hợp thường được chỉ định tiêm chất nhờn vào khớp gối bao gồm:
Hiện đã có thêm chất nhờn thế hệ mới. Mỗi năm chỉ cần tiêm 1 lần, với công thức cô đặc dịch nhờn tiêm vào. Điều này giúp người bệnh tiết kiệm thời gian đến bệnh viện, đồng thời có thể giảm thiểu biến chứng mỗi lần tiêm.
* Chống chỉ định trong trường hợp nào?
Tiêm chất nhờn vào khớp gối chống chỉ định trong một số trường hợp sau :
Sau tiêm, bác sĩ cần theo dõi chỉ số mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, viêm trong khoảng 24 giờ của người bệnh. Các biến chứng có thể xuất hiện sau tiêm chất nhờn vào khớp gối như:
Khi tiêm chất nhờn và khớp gối, người bệnh cần lưu ý:
1.Tiêm chất nhờn vào khớp gối là gì?
Tiêm chất nhờn vào khớp gối là thủ thuật tiêm acid hyaluronic vào khớp gối giúp tăng trọng lượng và nồng độ phân tử của acid hyaluronic nội sinh. Từ đó các cơn đau nhức sẽ cải thiện và chức năng khớp gối dần được phục hồi. Tiêm thuốc có khả năng kéo dài vài tháng.
Khớp gối bình thường và khỏe mạnh chứa khoảng 2ml dịch khớp. Acid hyaluronic là một thành phần trong dịch khớp, có hàm lượng khoảng 2,5 – 4mg/ml, giúp bôi trơn các mô mềm, giảm ma sát bao phủ bên trên lớp bề mặt sụn khớp và được tổng hợp bởi tế bào sụn.
Acid hyaluronic có tính nhớt và đàn hồi tùy theo lực tác động. Khi tác động một lực lớn, nó có tính đàn hồi, trong khi tác động lực nhẹ thì tương tự dầu bôi trơn, bảo vệ khớp. Khi khớp thoái hóa, lượng acid hyaluronic trong dịch khớp sẽ dần suy giảm, từ đó sẽ gây hiện tượng lạo xạo khớp gối và gây đau.
Với các trường hợp thoái hóa khớp gối, lượng acid hyaluronic chỉ còn ½ tới ⅔ so với khớp gối khỏe mạnh. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng dịch khớp giảm độ nhớt, mất khả năng bảo vệ sụn khớp, tăng ma sát tiến triển hủy hoại khớp.
2.Những lợi ích khi tiêm chất nhờn vào khớp gối
- Tiêm hyaluronic vào khớp sẽ giúp cơ thể ức chế cảm nhận đau, qua đó làm giảm đau.
- Ngăn sinh tổng hợp PGE2, ngăn chặn tác dụng của cytokine, kháng viêm tốt qua đó giảm đau.
- Tăng hoạt tính men TIMP giúp ức chế sự thoái triển của sụn khớp. Đồng thời, tiêm hyaluronic còn có tác dụng kết nối những proteoglycan và giúp tăng sinh tổng hợp tế bào sụn khớp.
- Acid hyaluronic lưu trong khớp trong thời gian khoảng 1 tuần. Tuy nhiên, nó có thể duy trì tác dụng lên tới 6 tháng. Vì acid hyaluronic có khả năng kích thích sản xuất acid hyaluronic nội sinh nên có hiệu quả tốt hơn so với thuốc tiêm nội khớp corticoid.
Tiêm chất nhờn hyaluronic vào khớp gối là phương pháp khá an toàn. Rất ít trường hợp gây phản ứng viêm tại chỗ, đau tại vị trí tiêm, đau khớp háng, cơ và cảm thấy mệt mỏi. Các phản ứng thường biến mất nhanh chóng sau 2 – 3 ngày, hay xuất hiện phổ biến ở lần đầu tiêm. Ưu điểm có thể kể đến của phương pháp này là:
- Giảm đau tốt.
- Hiệu quả kéo dài, có thể lên tới 6 tháng.
- Không phải trường hợp bệnh nhân nào cũng đáp ứng tốt với thủ thuật này.
- Thủ thuật chỉ áp dụng cho người bệnh thoái hóa khớp gối ở giai đoạn trung bình tới nặng vừa, không đáp ứng với những phương pháp điều trị trước đó như dùng thuốc hoặc chưa thể tiến hành phẫu thuật thay khớp gối.
- Chi phí tốn kém.
- Hiệu quả điều trị chỉ phát huy khi tiêm đủ liều.
- Không điều trị tận gốc bệnh.
Các trường hợp thường được chỉ định tiêm chất nhờn vào khớp gối bao gồm:
- Thoái hóa khớp gối ở mức độ trung bình tới nặng vừa.
- Áp dụng cho các trường hợp thoái hóa khớp gối đã áp dụng những phương pháp điều trị thông thường khác nhưng không đáp ứng tốt.
- Trường hợp chưa thể tiến hành thay khớp gối.
Hiện đã có thêm chất nhờn thế hệ mới. Mỗi năm chỉ cần tiêm 1 lần, với công thức cô đặc dịch nhờn tiêm vào. Điều này giúp người bệnh tiết kiệm thời gian đến bệnh viện, đồng thời có thể giảm thiểu biến chứng mỗi lần tiêm.
* Chống chỉ định trong trường hợp nào?
Tiêm chất nhờn vào khớp gối chống chỉ định trong một số trường hợp sau :
- Cơ địa dễ dị ứng hoặc dị ứng với thành phần của thuốc acid hyaluronic.
- Gặp những vấn đề rối loạn hoặc một số bệnh lý khác.
- Người đang mang thai, cho con bú chỉ được thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ.
Sau tiêm, bác sĩ cần theo dõi chỉ số mạch, huyết áp, tình trạng chảy máu tại chỗ, viêm trong khoảng 24 giờ của người bệnh. Các biến chứng có thể xuất hiện sau tiêm chất nhờn vào khớp gối như:
- Đau tăng trong 12 – 24 giờ sau tiêm: Do phản ứng viêm màng hoạt dịch với tinh thể thuốc (viêm khớp tinh thể). Biến chứng này thường khỏi sau 1 ngày. Bác sĩ có thể chỉ định người bệnh dùng thêm thuốc chống viêm, giảm đau trong trường hợp đau nhiều.
- Nhiễm khuẩn (viêm mủ): Người bệnh sẽ bị sốt, sưng đau, tràn dịch chỗ tiêm. Xử trí điều trị kháng sinh.
- Teo da, mất sắc tố da ở chỗ tiêm nhiều lần cùng một vị trí hay tiêm quá nông. Đây là những biến chứng muộn có thể xảy ra khi tiêm chất nhờn vào khớp gối. Hướng xử trí: Không để thuốc trào khỏi vị trí tiêm. Nếu xảy ra tai biến, không cần xử trí nhưng cần báo trước cho người bệnh để tránh hoang mang.
- Biến chứng hiếm gặp: Tai biến do người bệnh sợ hãi – biểu hiện kích thích hệ phó giao cảm, do tiêm thuốc vào mạch máu hoặc tiêm quá nhanh. Người bệnh bị vã mồ hôi, choáng váng, ho khàn, khó thở, tức ngực, rối loạn cơ tròn… Hướng xử trí: Đặt người bệnh nằm thấp, nâng cao chân, theo dõi mạch và huyết áp, có hướng xử trí cấp cứu khi cần thiết.
Khi tiêm chất nhờn và khớp gối, người bệnh cần lưu ý:
- Chỉ tiêm khớp gối khi không đáp ứng tốt với các phương pháp nội khoa khác hay điều trị kèm những phương pháp khác.
- Thủ thuật yêu cầu thao tác đảm bảo vô trùng, được thực hiện bởi đội ngũ y tế đúng chuyên ngành.
- Không tự ý sử dụng các loại thuốc tiêm khớp để tiêm vào khớp gối.
- Cần trao đổi về dị ứng của bản thân với bác sĩ trước khi tiêm để tránh mẫn cảm hay dị ứng sau tiêm.
- Sau tiêm, nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào, cần báo ngay với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời.