icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

RÁCH BAO XƠ ĐĨA ĐỆM

Người đăng: Bùi Hương -

1. Rách bao xơ đĩa đệm là gì?
Đĩa đệm là tấm đệm nằm giữa hai đốt cột sống, có cấu tạo gồm: bao xơ, nhân nhầy và các mỏm sụn. Theo Spine – health, đĩa đệm có chức năng giảm xóc cột sống và giúp cột sống hoạt động linh hoạt.
Rách bao xơ đĩa đệm là hiện tượng lớp màng bên ngoài đĩa đệm bị tổn thương, thủng, rách và nhân nhầy tràn ra khỏi vòng sợi, chèn ép lên rễ thần kinh và các đốt sống xung quanh.
Rách bao xơ thuộc giai đoạn thứ 3 của quá trình thoát vị đĩa đệm. Thông thường, người bệnh khó có thể nhận biết tình trạng rách bao xơ này mà cần phải có sự hỗ trợ của các phương pháp chẩn đoán hình ảnh  như chụp Xquang, cộng hưởng từ MRI.

2. Nguyên nhân rách bao xơ đĩa đệm
2.1. Lão hóa
Đĩa đệm đóng vai trò quan trọng trong cột sống của con người, giúp chúng ta xoay vặn người, nâng đỡ đồ vật một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, theo thời gian đĩa đệm bắt đầu bị bào mòn do quá trình lão hóa tự nhiên. Đĩa đệm có thể phình ra hoặc xẹp xuống. Lớp nhân nhầy bị khô hoặc cứng hơn, lớp bao xơ bên ngoài cũng trở nên sờn và dễ rách. Lão hóa là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng rách vòng đĩa đệm.
2.2. Thừa cân, béo phì
Thừa cân, béo phì cũng là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rách bao xơ. Bởi, với người béo phì, cột sống phải chịu áp lực quá lớn của cơ thể, lúc này đĩa đệm không đủ khả năng chống đỡ sẽ có nguy cơ phình ra và rách.
2.3. Tính chất công việc
Hoạt động thể dục thể thao quá sức, mang vác vật nặng đặc biệt là khi sai tư thế… trong thời gian dài cũng là nguyên nhân khiến đĩa đệm bị rách.
Ngoài ra, các chấn thương không mong muốn như: tai nạn, ngã xe, va chạm… cũng có thể là tác nhân bên ngoài dẫn đến rách vòng xơ đĩa đệm.
3. Đối tượng dễ mắc bệnh
  • Người cao tuổi
  • Người thừa cân, béo phì
  • Những người lao động phổ thông, thường xuyên phải mang vác vật nặng.
  • Người ngồi làm việc lâu ở một tư thế, ít vận động như: thợ may, lái xe, nhân viên văn phòng.
  • Người bị chấn thương cột sống.
4. Triệu chứng
Rách bao xơ đĩa đệm có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trên cột sống. Tùy vào từng khu vực tổn thương, người bệnh sẽ cảm nhận được các triệu chứng khác nhau.
4.1. Thoát vị đĩa đệm rách bao xơ vùng lưng dưới
  • Đau nhói thắt lưng nơi đĩa đệm bị tổn thương;
  • Cơn đau chạy dọc theo dây thần kinh lan xuống phía sau chân, có thể một hoặc hai chân.
  • Có cảm giác châm chích ở bàn chân.
  • Cơ bắp có biểu hiện co quắp, chuột rút, đau đớn.
  • Mất khả năng vận động khi thay đổi tư thế đột ngột.
4.2. Rách bao xơ đĩa đệm ở cổ
  • Đau khu vực cổ hoặc nơi đĩa đệm bị tổn thương.
  • Cơn đau lan xuống vai, cánh tay, bàn tay và dọc theo dây thần kinh.
  • Có cảm giác tê hoặc ngứa ran bàn tay, cánh tay trong một thời gian nhất định, xuất hiện nhiều vào buổi sáng khi ngủ dậy hoặc ngay trong lúc ngủ.
  • Các cơ bắp bị co thắt và yếu dần.
  • Khi dây thần kinh bị chèn ép, các bộ phận của cơ thể sẽ mất khả năng phối hợp vận động
  • Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác đau cả khi đi vệ sinh, hắt hơi hoặc cúi người bởi khi cơ thể chuyển động các dây thần kinh bị kéo căng.
5. Chẩn đoán rách bao xơ đĩa đệm
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng và tần suất đau để xác định tình trạng bệnh.
5.2. Chẩn đoán cận lâm sàng
5.2.1. Chụp X quang quy ước
Thông qua một số hình ảnh của chụp X quang quy ước bác sĩ có thể xác định nguyên nhân gây đau nhức có thể do gãy xương, tổn thương cột sống hay xuất hiện khối u xương.
5.2.2. Chụp CT
Quét CT là thủ thuật sử dụng nhiều tia X từ các góc khác nhau tạo ra hình ảnh của tủy sống và các bộ phận lân cận. Qua đó, bác sĩ có thể chẩn đoán được vị trí tổn thương của đĩa đệm.
5.2.3. Chụp cộng hưởng từ MRI
Đây được xem là thủ thuật hiện đại và chính xác nhất trong các phương pháp chẩn đoán các bệnh lý liên quan đĩa đệm.
Qua thủ thuật MRI, bác sĩ có thể xác định được vị trí đĩa đệm bị thoát vị, dây thần kinh bị chèn ép.


6. Chữa rách bao xơ đĩa đệm như thế nào?
Trước khi có phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ chẩn đoán mức độ của bệnh và đưa ra phương pháp phù hợp.
6.1. Sử dụng thuốc tây
Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị rách bao xơ đĩa đệm như sau:
6.1.1. Thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau như Paracetamol thường được sử dụng để giúp bệnh nhân giảm tình trạng đau nhức. Trường hợp cơn đau không thuyên giảm, bác sĩ sẽ chỉ định Paracetamol kết hợp với thuốc gây nghiện Opioid để điều trị.
6.1.2. Thuốc kháng viêm không Steroid (NSAIDs)
Nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, tiêu sưng đĩa đệm. Từ đó, giúp giảm đau nhức, nóng rát ở những vùng cột sống bị tổn thương.
6.1.3. Thuốc giãn cơ
Nhóm thuốc này được chỉ định cho trường hợp rách vòng xơ ở cổ gây co thắt cơ bắp. Có tác dụng giảm tình trạng co thắt, cứng cơ. VD: Myonal
6.1.4. Tiêm thuốc Corticoid
7. Phòng bệnh
  • Dành thời gian luyện tập thể dục hằng ngày. Tốt nhất lựa chọn các bài tập đơn giản, tăng cường sự dẻo dai và sức mạnh cho khối cột sống.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và canxi.
  • Nói không với rượu bia, thuốc lá.
  • Trường hợp béo phì nên giảm cân để có thân hình cân đối.
  • Với những người thường xuyên ngồi làm việc lâu ở một tư thế nên thường xuyên đứng lên để thay đổi tư thế. Hoặc thực hiện các bài tập thể dục giữa giờ.

Bệnh học liên quan

Xem thêm