1.Nguyên nhân
- Do tình trạng viêm gân, bao gân gấp ngón tay gây phì đại và quá tải sụn sợi ở bề mặt tiếp xúc gân và bao gân (chủ yếu tại vị trí đầu gần của A1) làm cho bao gân dày lên, hình thành cục xơ ở gân, làm chít hẹp đường hầm của gân.
Sự chít hẹp này làm gân di chuyển qua ròng dọc khó khan và cuối cùng bị kẹt lại khiến ngón tay không cử động được
Do lực duỗi ngón tay không thắng được phần tắc nghẽn này nên ngón tay thường ở tư thế gấp.Nếu cố duỗi hoặc duỗi thụ động thì sẽ thấy tiếng “bật” khi cục xơ vượt qua chỗ hẹp và ngón tay duỗi ra như kiểu ngón tay có lò xo.
.png)
2. Triệu chứng lâm sàng
- Đau gốc ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm và tại cục xơ, khó cử động ngón tay.
- Triệu chứng nặng hơn vào buổi sáng và cải thiện hơn vào ban ngày
- Bệnh nhân cảm nhận được tiếng “bật” ở gân khi gâp hoặc duỗi ngón tay. Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gập vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng.
- Ngón tay có thể sưng, sờ dọc gân gấp có thể thấy cục xơ nhỏ dọc trên gân gấp ngón tay (thường sờ thấy cục xơ vị trí đốt bàn ngón tay – vùng ròng dọc A1). Cục xơ di động khi gấp hoặc duỗi ngón tay.
- Chụp X quang thì tay bình thường (có giá trị phân biệt với tổn thương viêm khớp bàn ngón tay)
3. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh co cứng Dupuytren: giai đoạn sớm thường gặp nhất là co cứng ngón 4,sau đó đến ngón 5,3 và 2, Thường bị cả 2 tay do xơ hóa dải cân bàn tay.
- Viêm khớp bàn ngón tay: đau vùng gốc ngón tay nhưng không có ngón tay lò xo.
4. Điều trị
- Giảm vận động ngón tay có gân tổn thương, nẹp duỗi ngón tay về đêm để tránh đau co quắp khi ngủ…
-Sử dụng thuốc chống viên Non steroid, thuốc giảm đau, tiêm corticoid tại chỗ
Kĩ thuật tiêm: hướng mũi kim 30° theo hướng vào gân gấp (đầu gần ròng rọc A1). Hút kiểm tra không có máu, bơm nhẹ vào. Trong khi tiêm thuốc thì cho bệnh nhân gấp duỗi ngón tay nhẹ, nếu kim di động cùng với ngón tay thì tức là đã cắm vào gân, khi đó phải rút nhẹ 1-2mn để tránh tiêm vào trong gân.
.png)
Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ nếu điều trị nội khoa thất bại thường sau điều trị nội khoa khoảng 3-6 tháng.
Cần tích cực dự phòng bệnh tái phát bằng chế độ lao động, sinh hoạt nhẹ nhàng, hợp lý, kết hợp với dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.
- Do tình trạng viêm gân, bao gân gấp ngón tay gây phì đại và quá tải sụn sợi ở bề mặt tiếp xúc gân và bao gân (chủ yếu tại vị trí đầu gần của A1) làm cho bao gân dày lên, hình thành cục xơ ở gân, làm chít hẹp đường hầm của gân.
Sự chít hẹp này làm gân di chuyển qua ròng dọc khó khan và cuối cùng bị kẹt lại khiến ngón tay không cử động được
Do lực duỗi ngón tay không thắng được phần tắc nghẽn này nên ngón tay thường ở tư thế gấp.Nếu cố duỗi hoặc duỗi thụ động thì sẽ thấy tiếng “bật” khi cục xơ vượt qua chỗ hẹp và ngón tay duỗi ra như kiểu ngón tay có lò xo.
.png)
2. Triệu chứng lâm sàng
- Đau gốc ngón tay tại vị trí bao gân bị viêm và tại cục xơ, khó cử động ngón tay.
- Triệu chứng nặng hơn vào buổi sáng và cải thiện hơn vào ban ngày
- Bệnh nhân cảm nhận được tiếng “bật” ở gân khi gâp hoặc duỗi ngón tay. Ngón tay có thể bị kẹt ở tư thế gập vào lòng bàn tay hoặc duỗi thẳng.
- Ngón tay có thể sưng, sờ dọc gân gấp có thể thấy cục xơ nhỏ dọc trên gân gấp ngón tay (thường sờ thấy cục xơ vị trí đốt bàn ngón tay – vùng ròng dọc A1). Cục xơ di động khi gấp hoặc duỗi ngón tay.
- Chụp X quang thì tay bình thường (có giá trị phân biệt với tổn thương viêm khớp bàn ngón tay)
3. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh co cứng Dupuytren: giai đoạn sớm thường gặp nhất là co cứng ngón 4,sau đó đến ngón 5,3 và 2, Thường bị cả 2 tay do xơ hóa dải cân bàn tay.
- Viêm khớp bàn ngón tay: đau vùng gốc ngón tay nhưng không có ngón tay lò xo.
4. Điều trị
- Giảm vận động ngón tay có gân tổn thương, nẹp duỗi ngón tay về đêm để tránh đau co quắp khi ngủ…
-Sử dụng thuốc chống viên Non steroid, thuốc giảm đau, tiêm corticoid tại chỗ
Kĩ thuật tiêm: hướng mũi kim 30° theo hướng vào gân gấp (đầu gần ròng rọc A1). Hút kiểm tra không có máu, bơm nhẹ vào. Trong khi tiêm thuốc thì cho bệnh nhân gấp duỗi ngón tay nhẹ, nếu kim di động cùng với ngón tay thì tức là đã cắm vào gân, khi đó phải rút nhẹ 1-2mn để tránh tiêm vào trong gân.
.png)
Điều trị ngoại khoa: Phẫu thuật giải phóng chèn ép, cắt bỏ phần viêm xơ nếu điều trị nội khoa thất bại thường sau điều trị nội khoa khoảng 3-6 tháng.
Cần tích cực dự phòng bệnh tái phát bằng chế độ lao động, sinh hoạt nhẹ nhàng, hợp lý, kết hợp với dùng thuốc, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng.