1. Định nghĩa
- Loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương,dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương. Do vậy cần đo mật độ xương để đánh giá nguy cơ gãy xương (định nghĩa WHO 1993)
- Loãng xương được đặc trưng bởi sự thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh này được đặc trưng bởi mật độ xương và chất lượng của xương . Chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, chu chuyển xương, đô khoáng hóa, tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản xương (định nghĩa WHO 2001)
- Hiện nay mật độ xương vẫn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tình trạng loãng xương trên lâm sàng.
2. Phân loại
2.1 Loãng xương nguyên phát
Là loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào ngoài tuổi tác và /hoặc tình trạng mãn kinh của phụ nữ. Nguyên nhân do lõa hóa tạo cốt bào, làm xuất hiện tình trạng mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương gây thiểu sản xương.
Loãng xương nguyên phát typ 1 (loãng xương sau mãn kinh): nguyên nhân do thiếu hụt estrogen. Loãng xương này thường gặp ở phụ nữ khoảng từ 50-60 tuổi đã mãn kinh, thường xuất hiện sau mãn kinh từ 5-15 năm. Nguyên nhân của loãng ương typ 1 ngoài thiếu hụt estrogen ra còn có sự giảm tiết hormone cận giáp trạng, tăng thải calci qua nước tiểu, suy giảm hoạt động enzyme 25-OH-Vitamin D1α
Loãng xương nguyên phát typ 2 (hoặc loãng xương tuổi già): tình trạng loãng xương tuổi tác và mất cân bằng tạo xương. Loại này xuất hiện cả nam và nữ, thường trên 70 tuổi. Biểu hiện chủ yếu là gãy cổ xương đùi, xuất hiện muộn sau 75 tuổi cả nam và nữ. Loãng xương này liên quan đến hai yếu tố quan trọng là giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường cận giáp thứ phát.
2.2 Loãng xương thứ phát
Là loại loãng xương tìm thấy nguyên nhân do một số bệnh hoặc một số thuốc gây nên. Thường gặp triệu chứng loãng xương trong các bệnh suy sinh dục, cường vỏ thượng thận, dùng nội tiết tố vỏ thượng thận kéo dài, cường cận giáp, cường giáp, rối loạn hấp thu, thiếu calci, bất động dài ngày, điều trị bằng herparin kéo dài.
3. Triệu chứng
Thông thường loãng xương không gây đau, không có bất cứ một biểu hiện lâm sàng nào. Các triệu chứng đầu tiên có thể là biểu hiện biến chứng của loãng xương (xẹp đốt sống hoặc gãy xương ngoại vi)
Xẹp đốt sống
Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống tiếp tục xẹp nặng them. Thường biểu hiện bằng đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, không lan, không có triệu chứng chèn ép thần kinh kèm theo. Đau giảm rõ khi nằm và giảm dần hoặc biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên một tỉ lệ rất lớn các lún xẹp đốt sống, không cao giờ có đau cột sống.

Rối loạn tư thế cột sống
Khi xẹp đốt sống cột sống thường bị biến dạng (điển hình nhất là gù cong đoạn cột sống lưng-thắt lưng). Bệnh nhân bị giảm chiều cao, gù đoạn lưng, có thể tới mức các xương sườn 10-12 cọ sát vào cánh chậu. Các biến dạng này làm cho bệnh nhân đau cột sống và đau do cọ sát sườn chậu.

Gãy xương
Các vị trí thường gặp là đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay,đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.
4. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán loãng xương có thể dựa vào mật độ xương BMD (BMD-Bonne Mineral Density – tiêu chuẩn vàng) tính theo T-Score. T-score của một các thể là chỉ số mật độ xương BMD của cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi làm chuẩn.
+ Loãng xương: T-score dưới -2,5 (BMD dưới ngưỡng cố định là -2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi, tại bất kì vị trí nào của xương).
+ Loãng xương nặng: T-score dưới -2,5 và có một hoặc nhiều gãy xương.
+ Thiểu xương (osteopenia): T-score trong khoảng từ -1đến -2,5.
Các phương pháp khác chẩn đoán loãng xương khác chỉ phát hiện loãng xương ở giai đoạn muộn hoặc khi đã có biến chứng. Đó là những phụ nữ đã mãn kinh có triệu chứng sau:
5.1. Các biện pháp không dùng thuốc
Thể thao, hoạt động thể lực rất quan trọng đối với việc củng cổ chất lượng bộ xương. Các bài tập tăng cường sức nặng của cơ thể (đi bộ, chạy bộ, tennis,..), các bài tập tăng cường sức mạnh của cơ (các bài tập kháng lực, nhấc vật nặng, cử tạ,..) nếu không có chống chỉ định (lưu ý là bơi không có tác dụng phòng chống loãng xương).
Đảm bảo chế độ ăn giàu caclci trong suốt cuộc đời. Nếu cần thiết thì bổ sung calci-vitamin D dưới dạng thuốc. Tránh sử dụng thuốc lá và rượu.
Các bệnh nhân đã có nguy cơ loãng xương cần tránh ngã.
Khi đã có biến dạng cột sống (gù, vẹo) cần đeo thắt lưng cố định cột sống để trợ giúp cột sống.
5.2 Điều trị thuốc
Chọn một trong số những nhóm thuốc sau thường kết hợp với caclci và vitamin D.
1. Nhóm Bisphosphonat
- Alendronat: Foxamar®, Denfos®
- Risedronat: Actonel®
- Bisphosphotphonas: Aredia®; Acid Zoledronic: Aclasta®
2. Nhóm Cacitonin: Miacalci®, Calcitar®,…
3. SERM: Raloxifene-Evista®,Bonmax® 1 viên 60mg/ngày
4.Thuốc tăng đồng hóa: Durabolin® hoặc Deca-Durabolin®
5.Liệu pháp hoocmon thay thế hoặc những chất có tính chất hoocmon
- Estrogen và progesterone: Tibolone(Livial®): chỉ định với loãng xương sau mãn kinh.
- Andriol®: với loãng xương ở nam giới.
- Loãng xương là một bệnh lý của xương, được đặc trưng bởi sự giảm khối lượng xương kèm theo hư biến cấu trúc của xương,dẫn đến tăng tính dễ gãy của xương. Do vậy cần đo mật độ xương để đánh giá nguy cơ gãy xương (định nghĩa WHO 1993)
- Loãng xương được đặc trưng bởi sự thay đổi sức mạnh của xương. Sức mạnh này được đặc trưng bởi mật độ xương và chất lượng của xương . Chất lượng xương được đánh giá bởi các thông số: cấu trúc của xương, chu chuyển xương, đô khoáng hóa, tổn thương tích lũy, tính chất của các chất cơ bản xương (định nghĩa WHO 2001)
- Hiện nay mật độ xương vẫn là tiêu chuẩn vàng để đánh giá tình trạng loãng xương trên lâm sàng.
2. Phân loại
2.1 Loãng xương nguyên phát
Là loãng xương không tìm thấy căn nguyên nào ngoài tuổi tác và /hoặc tình trạng mãn kinh của phụ nữ. Nguyên nhân do lõa hóa tạo cốt bào, làm xuất hiện tình trạng mất cân bằng giữa hủy xương và tạo xương gây thiểu sản xương.
Loãng xương nguyên phát typ 1 (loãng xương sau mãn kinh): nguyên nhân do thiếu hụt estrogen. Loãng xương này thường gặp ở phụ nữ khoảng từ 50-60 tuổi đã mãn kinh, thường xuất hiện sau mãn kinh từ 5-15 năm. Nguyên nhân của loãng ương typ 1 ngoài thiếu hụt estrogen ra còn có sự giảm tiết hormone cận giáp trạng, tăng thải calci qua nước tiểu, suy giảm hoạt động enzyme 25-OH-Vitamin D1α
Loãng xương nguyên phát typ 2 (hoặc loãng xương tuổi già): tình trạng loãng xương tuổi tác và mất cân bằng tạo xương. Loại này xuất hiện cả nam và nữ, thường trên 70 tuổi. Biểu hiện chủ yếu là gãy cổ xương đùi, xuất hiện muộn sau 75 tuổi cả nam và nữ. Loãng xương này liên quan đến hai yếu tố quan trọng là giảm hấp thu calci, giảm chức năng tạo cốt bào dẫn tới cường cận giáp thứ phát.
2.2 Loãng xương thứ phát
Là loại loãng xương tìm thấy nguyên nhân do một số bệnh hoặc một số thuốc gây nên. Thường gặp triệu chứng loãng xương trong các bệnh suy sinh dục, cường vỏ thượng thận, dùng nội tiết tố vỏ thượng thận kéo dài, cường cận giáp, cường giáp, rối loạn hấp thu, thiếu calci, bất động dài ngày, điều trị bằng herparin kéo dài.
3. Triệu chứng
Thông thường loãng xương không gây đau, không có bất cứ một biểu hiện lâm sàng nào. Các triệu chứng đầu tiên có thể là biểu hiện biến chứng của loãng xương (xẹp đốt sống hoặc gãy xương ngoại vi)
Xẹp đốt sống
Đau xuất hiện khi có một đốt sống mới bị xẹp, hoặc đốt sống tiếp tục xẹp nặng them. Thường biểu hiện bằng đau cột sống cấp tính, khởi phát đột ngột, không lan, không có triệu chứng chèn ép thần kinh kèm theo. Đau giảm rõ khi nằm và giảm dần hoặc biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên một tỉ lệ rất lớn các lún xẹp đốt sống, không cao giờ có đau cột sống.

Rối loạn tư thế cột sống
Khi xẹp đốt sống cột sống thường bị biến dạng (điển hình nhất là gù cong đoạn cột sống lưng-thắt lưng). Bệnh nhân bị giảm chiều cao, gù đoạn lưng, có thể tới mức các xương sườn 10-12 cọ sát vào cánh chậu. Các biến dạng này làm cho bệnh nhân đau cột sống và đau do cọ sát sườn chậu.

Gãy xương
Các vị trí thường gặp là đầu trên xương đùi, đầu trên xương cánh tay,đầu dưới xương cẳng tay, xương sườn, xương chậu và xương cùng.
4. Chẩn đoán
Việc chẩn đoán loãng xương có thể dựa vào mật độ xương BMD (BMD-Bonne Mineral Density – tiêu chuẩn vàng) tính theo T-Score. T-score của một các thể là chỉ số mật độ xương BMD của cá thể đó so với BMD của nhóm người trẻ tuổi làm chuẩn.
+ Loãng xương: T-score dưới -2,5 (BMD dưới ngưỡng cố định là -2,5 độ lệch chuẩn so với giá trị trung bình của người trưởng thành trẻ tuổi, tại bất kì vị trí nào của xương).
+ Loãng xương nặng: T-score dưới -2,5 và có một hoặc nhiều gãy xương.
+ Thiểu xương (osteopenia): T-score trong khoảng từ -1đến -2,5.
Các phương pháp khác chẩn đoán loãng xương khác chỉ phát hiện loãng xương ở giai đoạn muộn hoặc khi đã có biến chứng. Đó là những phụ nữ đã mãn kinh có triệu chứng sau:
- Giảm chiều cao so với thời thanh niên (do đốt sống bị xẹp).
- Cột sống biến dạng (cong hoặc gù lưng)
- Được phát hiện lún xẹp đốt sống hoặc “thưa xướng” trên X-quang.
- Gãy xương không do chấn thương (thường gãy đầu trên xương đùi, đầu dưới xương cẳng tay)/
5.1. Các biện pháp không dùng thuốc
Thể thao, hoạt động thể lực rất quan trọng đối với việc củng cổ chất lượng bộ xương. Các bài tập tăng cường sức nặng của cơ thể (đi bộ, chạy bộ, tennis,..), các bài tập tăng cường sức mạnh của cơ (các bài tập kháng lực, nhấc vật nặng, cử tạ,..) nếu không có chống chỉ định (lưu ý là bơi không có tác dụng phòng chống loãng xương).
Đảm bảo chế độ ăn giàu caclci trong suốt cuộc đời. Nếu cần thiết thì bổ sung calci-vitamin D dưới dạng thuốc. Tránh sử dụng thuốc lá và rượu.
Các bệnh nhân đã có nguy cơ loãng xương cần tránh ngã.
Khi đã có biến dạng cột sống (gù, vẹo) cần đeo thắt lưng cố định cột sống để trợ giúp cột sống.
5.2 Điều trị thuốc
Chọn một trong số những nhóm thuốc sau thường kết hợp với caclci và vitamin D.
1. Nhóm Bisphosphonat
- Alendronat: Foxamar®, Denfos®
- Risedronat: Actonel®
- Bisphosphotphonas: Aredia®; Acid Zoledronic: Aclasta®
2. Nhóm Cacitonin: Miacalci®, Calcitar®,…
3. SERM: Raloxifene-Evista®,Bonmax® 1 viên 60mg/ngày
4.Thuốc tăng đồng hóa: Durabolin® hoặc Deca-Durabolin®
5.Liệu pháp hoocmon thay thế hoặc những chất có tính chất hoocmon
- Estrogen và progesterone: Tibolone(Livial®): chỉ định với loãng xương sau mãn kinh.
- Andriol®: với loãng xương ở nam giới.