1. Triệu chứng của bệnh hội chứng khuỷu tay Golfer
Hội chứng khuỷu tay Golfer không chỉ xảy ra ở những vận động viên chơi Golf hay chơi Tennis mà còn xảy ra ở những người làm công việc việc khác sử dụng tay nhiều như họa sĩ, thợ mộc, thợ sơn, thợ sửa ống nước,… Đây là những công việc đòi hỏi phải hoạt động khuỷu tay lặp đi lặp lại.

Đối với những vận động viên chơi Golf hay chơi Tennis, những động tác phát bóng, giao bóng kèm theo động tác vặn và xoắn phần khuỷu tay chính là nguyên nhân dễ gây ra chấn thương. Người mới chơi sẽ có nguy cơ bị chấn thương cao hơn do chưa có được sự nhịp nhàng trong quá trình phối hợp vận động khi di chuyển cơ thể cùng với phần cẳng tay, cánh tay và chân. Bên cạnh đó, khởi động không được thực hiện kỹ càng hoặc thậm chí không khởi động trước khi chơi thể thao cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các chấn thương vùng khuỷu tay.
Hội chứng khuỷu tay Golfer xảy ra khi phần gân của cơ bám vào vùng khuỷu tay bị kéo giãn quá mức. Thời gian đầu, bệnh không gây ra những triệu chứng quá rõ ràng và cũng chưa gây ảnh hưởng quá lớn đến những hoạt động trong sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể tiến triển xấu đi trong vài tuần đến vài tháng và người bệnh hội chứng khuỷu tay Golfer có thể cảm nhận được những triệu chứng như sau:
2. Điều trị hội chứng khuỷu tay Golfer bằng cách nào?
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời những chấn thương khuỷu tay đặc biệt là hội chứng khuỷu tay Golfer là vô cùng quan trọng, giúp người bệnh sớm được phục hồi chức năng vận động, phòng ngừa biến chứng, nhất là nguy cơ tàn phế.

Tuy nhiên để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng, bác sĩ cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như:
+ Giảm đau và giảm sưng bằng việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid. Đối với những trường hợp những cơn đau nghiêm trọng và dùng thuốc không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm kháng viêm tại chỗ.
+ Tập luyện các bài tập giãn cơ vùng khuỷu tay như duỗi thẳng khuỷu tay hay kéo bàn tay gập mặt lòng. Thực hiện giữ vài giây, sau đó thả lỏng tay. Tập lặp lại khoảng 10 đến 20 lần và nên tập khoảng 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
+ Chườm đá khuỷu tay bị đau để giảm đau. Nên thực hiện khi mới bị đau và nên chườm đá 3 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài 15 đến 20 phút. Đối với những trường hợp đã bị đau mạn tính, nên chườm nóng trước khi tập và sau khi tập thì có thể chườm đá để giảm sưng và giảm đau hiệu quả.
+ Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Tập đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
+ Massage vùng khuỷu tay để tăng cường tuần hoàn máu.
+ Sử dụng sóng siêu âm trị liệu cũng là một phương pháp có thể làm giảm viêm, đồng thời kích thích gân tổn thương phục hồi nhanh hơn.
+ Dùng băng thun hoặc nẹp thun khuỷu tay khi chơi thể thao hoặc khi đang làm việc.
- Phương pháp phẫu thuật: Trong trường hợp các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả. Có thể chỉ định phẫu thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người hội chứng khuỷu tay Golfer, giúp người bệnh sớm phục hồi chức năng vận động.
3. Phòng ngừa hội chứng khuỷu tay Golfer
Để phòng tránh bị đau khuỷu tay do hội chứng khuỷu tay Golfer, cần lưu ý những điều sau:
Hội chứng khuỷu tay Golfer không chỉ xảy ra ở những vận động viên chơi Golf hay chơi Tennis mà còn xảy ra ở những người làm công việc việc khác sử dụng tay nhiều như họa sĩ, thợ mộc, thợ sơn, thợ sửa ống nước,… Đây là những công việc đòi hỏi phải hoạt động khuỷu tay lặp đi lặp lại.

Đối với những vận động viên chơi Golf hay chơi Tennis, những động tác phát bóng, giao bóng kèm theo động tác vặn và xoắn phần khuỷu tay chính là nguyên nhân dễ gây ra chấn thương. Người mới chơi sẽ có nguy cơ bị chấn thương cao hơn do chưa có được sự nhịp nhàng trong quá trình phối hợp vận động khi di chuyển cơ thể cùng với phần cẳng tay, cánh tay và chân. Bên cạnh đó, khởi động không được thực hiện kỹ càng hoặc thậm chí không khởi động trước khi chơi thể thao cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các chấn thương vùng khuỷu tay.
Hội chứng khuỷu tay Golfer xảy ra khi phần gân của cơ bám vào vùng khuỷu tay bị kéo giãn quá mức. Thời gian đầu, bệnh không gây ra những triệu chứng quá rõ ràng và cũng chưa gây ảnh hưởng quá lớn đến những hoạt động trong sinh hoạt của người bệnh. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể tiến triển xấu đi trong vài tuần đến vài tháng và người bệnh hội chứng khuỷu tay Golfer có thể cảm nhận được những triệu chứng như sau:
- Đau vùng mặt ngoài khuỷu tay.
- Đau khi xoay tròn hoặc xoay ngoài khớp khuỷu hay lắc cẳng tay sẽ có cảm giác nóng bỏng, khó chịu.
- Sức cầm nắm của người bệnh cũng yếu hơn rất nhiều. Điều này thể hiện rất rõ khi bạn thực hiện một số hoạt động như vắt khăn, cầm ca nước hay một số vật dụng khác.

2. Điều trị hội chứng khuỷu tay Golfer bằng cách nào?
Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời những chấn thương khuỷu tay đặc biệt là hội chứng khuỷu tay Golfer là vô cùng quan trọng, giúp người bệnh sớm được phục hồi chức năng vận động, phòng ngừa biến chứng, nhất là nguy cơ tàn phế.

Tuy nhiên để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp cho từng đối tượng, bác sĩ cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau như:
- Vị trí đau.
- Nguyên nhân gây đau.
- Mức độ nghiêm trọng của những cơn đau.
- Khả năng vận động của khuỷu tay.
- Bệnh lý nền mà người bệnh đang mắc phải.
- Tuổi tác, thể trạng sức khỏe, công việc của người bệnh.
- Một số phương pháp điều trị bệnh:
- Điều trị không phẫu thuật
+ Giảm đau và giảm sưng bằng việc sử dụng thuốc kháng viêm không steroid. Đối với những trường hợp những cơn đau nghiêm trọng và dùng thuốc không mang lại hiệu quả thì bác sĩ có thể chỉ định tiêm kháng viêm tại chỗ.
+ Tập luyện các bài tập giãn cơ vùng khuỷu tay như duỗi thẳng khuỷu tay hay kéo bàn tay gập mặt lòng. Thực hiện giữ vài giây, sau đó thả lỏng tay. Tập lặp lại khoảng 10 đến 20 lần và nên tập khoảng 3 lần mỗi ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
+ Chườm đá khuỷu tay bị đau để giảm đau. Nên thực hiện khi mới bị đau và nên chườm đá 3 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài 15 đến 20 phút. Đối với những trường hợp đã bị đau mạn tính, nên chườm nóng trước khi tập và sau khi tập thì có thể chườm đá để giảm sưng và giảm đau hiệu quả.
- Một số phương pháp khác:
+ Tập vật lý trị liệu theo hướng dẫn của bác sĩ. Tập đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả tốt nhất.
+ Massage vùng khuỷu tay để tăng cường tuần hoàn máu.
+ Sử dụng sóng siêu âm trị liệu cũng là một phương pháp có thể làm giảm viêm, đồng thời kích thích gân tổn thương phục hồi nhanh hơn.
+ Dùng băng thun hoặc nẹp thun khuỷu tay khi chơi thể thao hoặc khi đang làm việc.
- Phương pháp phẫu thuật: Trong trường hợp các phương pháp điều trị trên không mang lại hiệu quả. Có thể chỉ định phẫu thuật để mang lại hiệu quả tốt nhất cho người hội chứng khuỷu tay Golfer, giúp người bệnh sớm phục hồi chức năng vận động.
3. Phòng ngừa hội chứng khuỷu tay Golfer
Để phòng tránh bị đau khuỷu tay do hội chứng khuỷu tay Golfer, cần lưu ý những điều sau:
- Khởi động kỹ trước khi tập: Đây là bước đầu tiên và tránh tối đa nguy cơ chấn thương. Những bài khởi động giúp cơ thể nóng lên, tăng tưới máu đến những vị trí như khớp, dây chằng,… giúp bạn tập luyện tốt hơn.
- Không nên tập luyện quá gắng sức với những bài tập cường độ cao.
- Tránh những động tác quá khó với khả năng của mình.
- Trong quá trình tập luyện và thi đấu cần dùng một số dụng cụ bảo vệ vùng khuỷu tay như đệm lót, đai bảo vệ,..