icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

HỘI CHỨNG CHẠM KHỚP HÁNG: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Người đăng: Bùi Hương -
1. Nguyên nhân dẫn đến hội chứng chạm khớp háng
Khớp háng là khớp có cấu trúc đặc biệt, và có vai trò quan trọng trong việc chạy nhảy và chơi thể thao. Khớp háng nằm sâu bên trong cơ thể người do đó rất khó khăn trong việc chẩn đoán khi khớp háng xảy ra vấn đề, việc bỏ sót bệnh thường xuyên xảy ra.
Hội chứng chạm khớp háng có thể xảy ra ở mọi độ tuổi (trẻ em, người trưởng thành và người có tuổi), ai cũng có nguy cơ mắc hội chứng này. Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh:
  • Những chấn thương trong một số hoạt động thể thao sau đây có thể là nguyên nhân dẫn đến tính trạng hội chứng chạm khớp háng: đá bóng, tennis, nhảy cao, nhảy xa,...
  • Có những bất thường về cấu trúc giải phẫu khớp háng: hoại tử chỏm xương đùi, perthes disease, bệnh sụn tiếp hợp,...
  •  Có 3 Hội chứng chạm khớp háng:
  • Chạm chỏm xương đùi: Chỏm xương đùi hình dạng không được tròn như giải phẫu dẫn đến tình trạng tổn thương lớp sụn  xung quanh vùng ổ cối.
  • Chạm vùng ổ cối: do mái che ổ cối phủ quá mức chỏm xương đùi, khi bệnh nhân gấp háng gây nên tình trạng chạm vào chỏm xương đùi kết quả dẫn đến việc tổn thương sụn và sụn viền khớp háng.
  • Bị kết hợp cả hai hội chứng chạm chỏm xương đùi và chạm vùng ổ cối.
2. Triệu chứng và chẩn đoán hội chứng chạm khớp háng
Vào giai đoạn đầu tiên của hội chứng chạm khớp háng bệnh nhân sẽ không có triệu chứng lâm sàng cụ thể. Đến giai đoạn phát triển hoặc giai đoạn bệnh nặng sẽ có những biểu hiện cụ thể như sau:
  • Đùi và háng cứng lại, khó cử động
  • Không thể gập háng quá 90 độ
  • Vùng háng bị đau, có khi đau gấp, đau sau khi hoạt động chạy nhảy, thậm chí đau ngay sau khi đứng lên ngồi xuống.
  • Cơn đau có thể lan ở vùng lưng thấp, khi bệnh trở nặng bệnh nhân không những đau khi hoạt động mà có thể đau kể cả khi nghỉ ngơi.
Chẩn đoán hình ảnh là phương pháp chính xác nhất được sử dụng để kiểm tra hội chứng chạm khớp háng.
  • Chụp X quang 2 tư thế của khớp háng sẽ thu được hình ảnh tổng quan về khớp háng, thông qua hình ảnh có thể phát hiện được hội chứng chạm khớp háng.
  • Chụp CT scan: Xem được chi tiết 3 mặt phẳng của khớp háng, từ đó phát hiện ra hội chứng dễ dàng hơn.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI: Ngoài đánh giá tình trạng hội chứng chạm khớp háng, kết quả chụp còn đánh giá được những tổn thương khác kèm theo như tổn thương mô mềm, sạn khớp, tổn thương sụn viền ổ cối.
3. Điều trị hội chứng chạm khớp háng
Điều trị bảo tồn: bằng cách sử dụng thuốc kháng viêm, thuốc giảm đau, tiêm thuốc vào khớp háng kết hợp với những bài tập vật lý trị liệu.
  • Phẫu thuật:
Giai đoạn sớm: Nội soi tạo hình xương vùng cổ và chỏm xương đùi kết hợp tạo hình mái ổ cối
Giai đoạn muộn: Khi tổn thương quá nặng thì bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng cách thay khớp háng.

4. Tập luyện vật lý trị liệu sau khi mổ nội soi khớp háng theo DR David Hergan
 * Giai đoạn 1: 7 ngày sau khi phẫu thuật
Đi 2 nạng chạm 1 phần chân mổ.
Chườm lạnh, kê cao chân.
Tập cổ bàn chân, di chuyển qua lại gót chân
Gập duỗi khớp háng có trợ giúp nhẹ nhàng từ bác sĩ hoặc người thân.
Tập luyện gồng cơ mông, cơ đùi
Cắt chỉ sau phẫu thuật 7 ngày.
  • Giai đoạn 2: Từ 2 đến 6 tuần tiếp theo
Tiếp tục thực hiện tập các bài tập trên.
Bỏ bớt nạng, lần lượt từ 2, rồi xuống một, cuối cùng là tự tập đi mà không cần đến sự giúp đỡ của nạng.
Tập gập háng 90 độ, háng duỗi tối đa.
Tập dạng khép háng, tập mạnh cơ.
Day sẹo sau mổ.
Tập mạnh cơ tứ đầu đùi, cơ đùi sau, cẳng chân, cổ chân.
  • Giai đoạn 3: Từ 6 đến 12 tuần tiếp theo
Tiếp tục các bài tập luyện như trên.
Tập  theo tầm vận động khớp háng tối đa.
Tập mạnh cơ.
  • Giai đoạn 4: Từ 3 đến 6 tháng sau phẫu thuật
Tiếp tục các bài tập mạnh cơ
Có thể quay lại tập luyện môn thể thao mình thích mức độ tăng dần đến khi có thể tập luyện với cường độ cao để thi đấu.

 

Bệnh học liên quan

Xem thêm