icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

HỘI CHỨNG CĂNG XƯƠNG CHÀY KHI CHẠY BỘ

Người đăng: Bùi Hương -
1. Hội chứng căng xương chày khi chạy bộ là gì?
Căng xương chày hay đau xương chày là thuật ngữ để diễn tả tình trạng đau dọc mặt trước hoặc trong của  xương chày (hay ống đồng). Nguyên nhân dẫn đến hội chứng căng xương chày khi chạy bộ tương đối đa dạng, thường gặp nhất là do tình trạng lực tác động quá mức lên xương chày, ví dụ như động tác chạy tiếp đất bằng gót hoặc chạy xuống dốc trong thời gian dài.


Để phòng ngừa đau xương chày, điều quan trọng  nhất người chạy bộ cần phải đảm bảo đó là trang bị giày chạy phù hợp, có lớp đệm lót đủ tốt, đồng thời nên chạy trên mặt đường phẳng, cân đối. Bên cạnh đó, trong quá trình chạy bộ nhiều, người tập cần hạn chế bước quá dài vì động tác này sẽ dẫn đến việc tiếp đất bằng gót hơn là bằng phần giữa bàn chân.
Người mắc hội chứng căng xương chày khi chạy bộ thường có biểu hiện đau ở mặt trước và/hoặc mặt sau cẳng chân, đôi khi kèm theo sưng nhẹ mặt trước, đau tăng khi duỗi ngón chân hoặc bàn chân. Nếu đau xương chày khi chạy bộ kéo dài mà không được điều trị có thể dẫn đến hiện tượng người bệnh xuất hiện cơn đau ngay cả khi nghỉ ngơi, không chạy bộ.
2. Nguyên nhân đau xương chày khi chạy bộ nhiều
  • Việc chạy bộ nhiều gây quá sức hoặc người chạy bỏ qua các bước khởi động có thể là yếu tố khiến các cơ và xương chày bị tổn thương, từ đó gây đau nhức;
  • Khi chạy bộ ở nơi có mặt phẳng quá gồ ghề khiến cho xương, khớp hay các mô của cơ thể chịu các lực tác động mạnh nhẹ không đồng đều nhau. Điều này, có thể là nguyên nhân khiến dẫn đến xương chày bị đau.
  • Đứng liên tục trong thời gian dài cũng sẽ gây đau mỏi và khó chịu xương chày, xương mác.
  • Căng xương chày khi chạy bộ có thể là hiện tượng sinh lý ở trẻ trong độ tuổi đang phát triển. Cơ thể phát triển quá nhanh kéo theo sụn và xương khớp phát triển nhanh sẽ gây triệu chứng đau nhức ở cẳng chân.
  • Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu các dưỡng chất cần thiết cho xương như canxi và vitamin D cũng là nguyên nhân khiến người bệnh đau xương chày, đặc biệt khi phải chạy bộ nhiều.


3. Phân biệt đau xương chày với các bệnh lý khác
3.1. Gãy xương do căng thẳng (Stress fracture)
Gãy xương do mỏi hay gãy xương do căng thẳng thường xảy ra sau các hoạt động quá sức lặp lại liên tục, thường gặp ở các vận động viên chơi các môn thể thao đòi hỏi động tác lặp đi lặp lại như chạy bộ, bóng rổ, bóng đá hay thể dục dụng cụ. Người bệnh  bị gãy xương do mỏi đặc trưng với dấu hiệu đau âm ỉ ở vị trí xương gãy, có thể bao gồm đau xương chày và thường kèm theo hiện tượng bầm tím, đỏ hay sưng nhẹ.
Điều trị gãy xương do mỏi:
  • Sử dụng các thuốc giảm đau phù hợp.
  • Dừng làm các động tác liên quan đến xương gãy cho đến khi được bác sĩ cho phép thực hiện
  • Thời gian phục hồi gãy mỏi có thể từ 6 đến 8 tuần.
  • Chườm đá để giảm sưng và viêm.
  • Băng ép cẳng chân bằng băng mềm để giảm sưng.
  • Khi nằm kê cao chân hơn tim càng lâu càng tốt.
3.2. Hội chứng chèn ép khoang
Đau xương chày có thể là biểu hiện của hội chứng chèn ép khoang. Hội chứng chèn ép khoang thường gặp ở người chạy bộ nhiều, cầu thủ bóng đá, bóng rổ hay vận động viên trượt tuyết.
Triệu chứng ban đầu của hội chứng chèn ép khoang là cảm giác đau hay rát bỏng, bó chặt, chuột rút, yếu cơ kèm theo tê hoặc ngứa ở cẳng chân. Trường hợp chèn ép khoang mãn tính, người tập cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định tập vật lý trị liệu, mang giày chỉnh hình, uống thuốc kháng viêm hoặc phẫu thuật tùy thuộc vào tình hình của bệnh.

Ngoài ra, trong quá trình tập thể dục hay chạy bộ, khi người tập bị  đột ngột đau dữ dội thì nguy cơ đó là hội chứng chèn ép khoang cấp tính, đa số liên quan đến chấn thương và đòi hỏi điều trị cấp cứu ngoại khoa can thiệp.
4. Phòng ngừa căng xương chày khi chạy bộ
4.1. Đảm bảo các nguyên tắc trong chạy bộ
  • Người tập cần đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong bộ môn chạy bộ, bao gồm khởi động kỹ để làm ấm toàn thân, tăng lưu thông mạch máu, hỗ trợ thư giãn, tăng sự dẻo dai và sức mạnh của cơ bắp.
  • Thực hiện đúng các động tác kỹ thuật, tư thế sẽ giúp áp lực trong suốt quá trình chạy dàn trải đều hơn. Điều này sẽ hỗ trợ giảm áp lực tác động lên xương khớp vùng bàn chân, cẳng chân và xương chày. Một số lưu ý khác bao gồm điều chỉnh lại dáng đứng, rút ngắn bước đi, chọn mức độ chạy phù hợp và không chạy bộ nhiều.
  • Sau khi kết thúc quãng đường chạy bộ, người tập nên thực hiện các bài tập giãn cơ bổ trợ, thư giãn cho toàn thân với mục đích phục hồi chức năng các cơ và hệ xương khớp sau một quá trình căng thẳng. Kèm theo đó, người tập nên bổ sung nước uống, muối khoáng và các chất điện giải để tạo thể lực tốt nhất trong quá trình tập luyện.
4.2. Không gian tập luyện phù hợp
  • Sức khỏe hệ xương khớp chỉ được đảm bảo an toàn khi địa hình chạy bộ phù hợp, kèm theo mặt sàn hay mặt đường bằng phẳng.
  • Có thể sử dụng máy chạy bộ tại nhà, vừa đảm bảo tập luyện an toàn trên sàn có độ dốc nhất định, kèm theo đó độ đàn hồi mặt sàn tốt sẽ hỗ trợ giảm áp lực cho đôi chân.
  • Người chạy bộ nên có một đôi giày chạy phù hợp với chân, độ đàn hồi tốt để bảo vệ cơ xương. Đặc biệt khi chạy bộ, một đôi giày tốt giúp phòng ngừa được việc dùng sức quá nhiều và hạn chế tình trạng đau nhức bắp chân.


4.3. Tăng sức mạnh cho đôi chân
Người chạy bộ nên tập thêm các bài tập mở rộng để cải thiện sức khỏe đôi chân. Các bài tập có thể như squats, kéo duỗi gót chân, các bà tập phát triển cơ hông...
Đau xương chày khi chạy bộ nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để tránh tình trạng chấn thương cũng như đau nhức mỏi, người tập cần đảm bảo các nguyên tắc chạy bộ, chọn không gian hợp lý và trang bị giày thể thao phù hợp, chắc chắn.

 

 

Bệnh học liên quan

Xem thêm