icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

GOUT

Người đăng: Thu Hương -
1. Nguyên nhân
 Gout là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, có đặc điểm chính là tăng ax uric máu. Acid uric máu bảo vệ cơ thể chống lại quá trình thoái hóa  bằng cách hoạt động tương tự chất chống oxy hóa. Nồng độ urat cao và trong các điều kiện nhất định sẽ kết tủa thành các tinh thể mono sodium urat và khi những tinh thể này lắng đọng trong bao hoạt dịch, dịch khớp hoặc các mô khác có thể dẫn đến bệnh gút.
Được gọi là tăng acid uric máu khi  trên 7,0mg/l (tức là trên 420µmol/l) đối với nam và trên 6,0mg/l (tức à trên 360µmol/l đối với nữ).






Nguyên nhân:
  • Do rối loạn chuyển hóa một số enzyme tham gia vào quá trình chuyển hóa acid uric ( thiếu hụt enzyme HPRT (hypoxanthine phosphoribosyl transferase) hoặc tăng hoạt tính của enzyme PRPP (phosphoribosyl pyrophosphate (PRPP) synthetase))).
  • Tăng dị hóa các axit nhân nội sinh (tiêu tế bào).
  • Giảm thải trừ acid uric (nguyên nhân so suy thận).
Tuy nhiên đa số các trường hợp mắc gút lại là gút nguyên phát. Tình trạng tăng acid uric máu ở gút nguyên phát xảy ra một bất thường nào đó còn chưa rõ mà nguồn thức ăn làm nặng them.

2. Phân loại
- Gút nguyên phát: nguyên nhân chưa rõ. Loại này thường có tính chất gia đình, khởi phát do ăn quá nhiều thức ăn chứa nhân purin và thường kèm theo uống quá nhiều rượu.
- Gút thứ phát: là hậu quả của tăng acid uric do tiêu tế bào quá mức (bệnh bạch cầu thể tủy mạn tính, thiếu máu huyết tán, bệnh vảy nến diện rộng,…)
- Gút do bất thường về enzyme: là bệnh di truyền do thiếu hụt hoàn toàn hoặc một phần enzyme hypoxanthine-guanin phosphoribosyl transferase (HGPRT) hoặc tăng hoạt tính của enzym phosphoribosyl pyrophosphate  synthetase (PRPP).
3. Chẩn đoán
3.1 Chẩn đoán xác định
Theo tiêu chuẩn của Bennett và Wood 1968 được sử dụng rộng rãi:
a) Hoặc tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp hay các hạt tophi.
b) Hoặc có ít nhất hai trong bốn yếu tố sau:
 - Tiền sử hoặc hiện tại có ít nhất hai đợt sưng đau của một khớp với tính chất khởi phát đột ngột, sưng đau dữ dội và khỏi hoàn toàn trong vòng 2 tuần.
- Tiền sử hoặc hiện tại có một đợt sưng đau khớp bàn ngón chân cái với các tính chất như trên.
- Có hạt tophi.
- Đáp ứng tốt với colchicine (giảm viêm, giảm đau trong 48h) trong tiền sử hoặc hiện tại
Chẩn đoán xác định khi có tiêu chuẩn a hoặc ít nhất 2 yếu tố của tiêu chuẩn b.
3.2 Chẩn đoán phân biệt
- Viêm khớp nhiễm khuẩn
Do tổn thương một khớp với tính chất nóng đỏ đau rõ rệt, BN có thể có sốt, đôi khi kèm rét run, dịch khớp có thể có bạch cầu đa nhân trung tính thoái hóa nên có thể nhầm lẫn. Song nếu tìm thấy tinh thể urat trong bạch cầu đa nhân trung tính thì có thể chẩn đoán gút.


 
  • Viêm khớp dạng thấp
Chẩn đoán phân biệt dựa vào: tuổi, giới (nam,trung niên). Tính chất các đợt viêm khớp cấp tính trong tiển sủ. Việc phát hiện các hạt tophi ở vành tai, ở bàn tay hoặc các vị khác rất có giá trị chẩn đoán xác định. Acid uric máu, hình ảnh X quang giúp khẳng định chẩn đoán.
  • Phân biệt với một số bệnh khớp khác
Bệnh cảnh ngón tay chi hình khúc dồi trong viêm khớp vải nến.

4. Điều trị
4.1. Nguyên tắc điều trị
-  Chống viêm các đợt cấp.
- Hạ acid uric máu.
- Điều trị các bệnh lý kèm theo ( tăng huyết áp, đái tháo đường, tăng mỡ máu, béo phì).
- Điều trị viêm khớp cấp trước. Chỉ sau khi tình trạng viêm khớp đã hết hoặc hết mới dùng thuốc hạ ax uric máu.
- Để điều trị có hiệu quả thì cần thường xuyên kiểm tra acid uric máu và niệu, chức năng thận. Nếu ở tình trạng tăng bài tiết acid uric niệu (trên 600mg/ml/24h) không được dùng nhóm thuốc hạ acid uric có cơ chế tăng đào thải. Các thuốc hạ acid uric máu có thể phải dùng suốt đời.
4.2 Các thuốc
Tùy vào tình trạng của bệnh nhân mà có thể sử dụng các thuốc sau:
  • Colchicin
  • Các thuốc hạ acid uric máu: thuốc ức chế tổng hợp acid uric (allopurinol, tisopurine)
  • Các thuốc ức chế tổng hợp acid uric máu (Febuxostat, Fenofibrat, Losartan, Amlodipin)
  • Các thuốc tăng thải acid uric qua đường niệu (thuốc lợi niệu urat): Probenecid, Benzbromazon.
  • Thuốc tiêu acid uric: Uricozyme
5. Dự phòng
Dự phòng cơn gút cấp có mục tiêu giảm acid uric máu.
 Bệnh nhân béo phì cần chế độ ăn giảm năng lượng, giảm mỡ.
Chế độ ăn giảm đạm
Kiêng rượu bia và các chất kích thích như ớt, cà phê, hạt tiêu.
Uống nhiều nước đặc biệt là nước khoáng kiềm (soda, Vĩnh Hảo,…)
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả như xà lách,cà rốt, bắp cải, dưa chuột,…
Sinh hoạt điều độ nhẹ nhàng, cần tập thể dục
 

Bệnh học liên quan

Xem thêm