1. Bệnh gai gót chân là gì?
Gai gót chân còn được gọi là đau cựa gót chân hay viêm cân gan bàn chân. Cân gan bàn chân – là một nhóm mô có công dụng liên kết cấu trúc lòng bàn chân, là bộ phận phải chịu áp lực lớn của cơ thể và rất dễ bị tổn thương dẫn tới triệu chứng viêm đau.
Khi bị đau cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách thúc đẩy sự tân tạo các xương hoặc gai nhọn nhô lên từ bờ rìa của khớp. Để chẩn đoán bệnh gai gót chân, các bác sĩ sẽ tiến hành khám và chụp phim X - quang. Dưới hình ảnh của phim X - quang, gai xương gót chân có hình ảnh một xương nhỏ bị nhô ra khỏi mặt dưới của gót chân.
2. Triệu chứng của gai gót chân
Nguyên nhân gây gai gót chân là do hiện tượng căng cơ và dây chằng xảy ra khi chạy nhảy, đi bộ lâu ngày trên địa hình cứng dẫn tới viêm hoặc đứt gân cơ vùng gan bàn chân. Cơ thể sẽ tự hình thành một cơ chế phản ứng với tình trạng này và tăng sinh các tổ chức canxi vùng xương gót chân, từ đó tạo ra các gai xương nhọn. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến gai gót chân phải kể đến như:
Một số phương pháp thường được sử dụng trong điều trị gai gót chân:
Bệnh gai gót chân nguyên nhân chính là do sự tích tụ canxi khi gặp chấn thương hay căng thẳng tái phát nhiều lần ở chân. Phần lớn các trường hợp bị gai gót chân chỉ bị tổn thương gân nhẹ, đau ít và có thể khắc phục được bằng điều trị nội khoa sau vài tuần, nặng hơn thì vài tháng. Tuy nhiên, bệnh lại dễ tái phát và khó điều trị được triệt để. Vì vậy, bên cạnh tuân theo các phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
Gai gót chân còn được gọi là đau cựa gót chân hay viêm cân gan bàn chân. Cân gan bàn chân – là một nhóm mô có công dụng liên kết cấu trúc lòng bàn chân, là bộ phận phải chịu áp lực lớn của cơ thể và rất dễ bị tổn thương dẫn tới triệu chứng viêm đau.
Khi bị đau cơ thể sẽ phản ứng lại bằng cách thúc đẩy sự tân tạo các xương hoặc gai nhọn nhô lên từ bờ rìa của khớp. Để chẩn đoán bệnh gai gót chân, các bác sĩ sẽ tiến hành khám và chụp phim X - quang. Dưới hình ảnh của phim X - quang, gai xương gót chân có hình ảnh một xương nhỏ bị nhô ra khỏi mặt dưới của gót chân.
2. Triệu chứng của gai gót chân
- Triệu chứng của bệnh gai gót chân bao gồm:
- Đau nhức toàn bộ mặt dưới của gót chân, đặc biệt đau nhất ở chỗ cách gót chân 4cm về phía trước.
- Bệnh nhân đau nhiều nhất khi vừa thức dậy vào buổi sáng, đặc biệt khi vừa bước chân xuống đất, đi lại một lúc thì cơn đau sẽ giảm dần.
- Đau khi vận động nhanh, mạnh, đột ngột, đi lại nhiều, đứng lâu hoặc mang giày dép không phù hợp. Cảm giác đau càng tăng nặng khi bệnh nhân mang vác đồ vật nặng hoặc di chuyển trên bề mặt cứng.
- Khi dùng tay đè ấn quanh gót chân hay đứng bằng gót chân cũng có thể gây ra đau nhói
Nguyên nhân gây gai gót chân là do hiện tượng căng cơ và dây chằng xảy ra khi chạy nhảy, đi bộ lâu ngày trên địa hình cứng dẫn tới viêm hoặc đứt gân cơ vùng gan bàn chân. Cơ thể sẽ tự hình thành một cơ chế phản ứng với tình trạng này và tăng sinh các tổ chức canxi vùng xương gót chân, từ đó tạo ra các gai xương nhọn. Ngoài ra, một số yếu tố làm tăng nguy cơ dẫn đến gai gót chân phải kể đến như:
- Bàn chân phải chịu nhiều áp lực trong thời gian dài bởi các hoạt động như chạy nhảy, đi bộ hoặc đứng lâu, đi dày dép không phù hợp.
- Do thói quen sử dụng giày cao gót; mang giày dép chật hoặc không sử dụng miếng lót đệm gót chân để hỗ trợ.
- Béo phì, thừa cân làm tăng áp lực lên bàn chân nói chung và gan bàn chân nói riêng.
- Gan bàn chân bị căng cơ đột ngột khi nhón chân hoặc leo cầu thang.
- Do viêm gân gót Achilles: Khi bị viêm gân Achilles, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn trong việc duỗi chân và khiến cho cân cơ gan bàn chân bị tổn thương.
- Bệnh gout.
- Gặp phải một số chấn thương như rách hoặc bầm gót chân.
- Bệnh lupus ban đỏ: Khi bị lupus ban đỏ, các cơn đau sẽ xuất hiện vào buổi sáng sớm và thuyên giảm dần vào trong ngày.
- Do hệ thống tĩnh mạch của phần xương gót chân bị tắc nghẽn, khiến cho máu không thể di chuyển đến gót chân và làm cho chân bị đau và sưng.
Một số phương pháp thường được sử dụng trong điều trị gai gót chân:
- Sử dụng thuốc: Bác sĩ sẽ chỉ định dùng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm để giảm triệu chứng cho bệnh nhân. Một số thuốc được dùng trong điều trị gai gót chân bao gồm: Ibuprofen, Aspirin, Naproxen, Celecoxib, Acetaminophen,... Một số trường hợp nặng, bác sĩ có thể tư vấn tiêm Corticoid vào vùng viêm. Khi điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ và không nên tự ý dùng thuốc khi không có chỉ định từ nhân viên y tế.
- Điều trị phẫu thuật: Đa số bệnh nhân gai gót chân không cần phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật thường được chỉ định khi tình trạng đau kéo dài và các biện pháp nội khoa thất bại. Phẫu thuật sẽ cắt lọc mô viêm, có thể kết hợp khâu lại điểm bám gân gót hoặc giải ép cân gan chân. Tuy nhiên đây là biện pháp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dễ gây biến chứng như tê vùng vĩnh viễn, nhiễm trùng, đau dây thần kinh, đau tái phát và để lại sẹo. Sau khi phẫu thuật, người bệnh chú ý cần được nghỉ ngơi, chườm đá để giảm đau và sớm hồi phục lại khả năng vận động
- Tập vật lý trị liệu: Bệnh nhân gai gót chân có thể sử dụng các phương pháp như siêu âm điều trị, hồng ngoại, sóng ngắn, các bài tập cho bệnh lý gai xương gót,... Bệnh nhân cũng có thể chườm đá lên vùng gót chân 4 lần mỗi ngày, mỗi lần duy trì từ 15 đến 20 phút có tác dụng giảm đau.
Bệnh gai gót chân nguyên nhân chính là do sự tích tụ canxi khi gặp chấn thương hay căng thẳng tái phát nhiều lần ở chân. Phần lớn các trường hợp bị gai gót chân chỉ bị tổn thương gân nhẹ, đau ít và có thể khắc phục được bằng điều trị nội khoa sau vài tuần, nặng hơn thì vài tháng. Tuy nhiên, bệnh lại dễ tái phát và khó điều trị được triệt để. Vì vậy, bên cạnh tuân theo các phác đồ điều trị do bác sĩ đưa ra, bệnh nhân cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Thư giãn bàn chân: không nên đứng hoặc di chuyển nhiều cũng không nên nằm hay ngồi một chỗ quá lâu bởi vì sẽ khiến cho bệnh nhân càng đau đớn.
- Bệnh nhân nên mang giày vừa với kích cỡ chân, đế giày không quá mềm hay quá cứng để giảm căng thẳng cho cân cơ gan chân. Cần lựa chọn loại giày dép phù hợp, nên đi những đôi dép hoặc giày có tựa gót chân, đệm đỡ gót êm.
- Nghỉ ngơi, tránh mang vác vật nặng.
- Bệnh nhân cũng có thể thư giãn bằng cách gác chân cao, mang băng thun, chườm lạnh,...
- Khởi động kỹ trước khi chơi thể thao, đặc biệt là khởi động cổ chân và bàn chân.
- Tập luyện và xoa bóp gót chân, lòng bàn chân.
- Xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, bổ sung các loại vitamin và các khoáng chất cần thiết.
- Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức ổn định, chăm chỉ rèn luyện thể dục thể thao để giúp củng cố sự dẻo dai của bàn chân, nhất là vùng gót chân và gan bàn chân.