icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

ĐAU KHỚP HÁNG BÊN PHẢI- TRIỆU CHỨNG CỦA 10 BỆNH THƯỜNG GẶP

Người đăng: Bùi Hương -
Có rất nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng bên phải. Có thể đau do lão hóa, có thể do chấn thương nhưng nguy hiểm nhất có lẽ phải nói đến đau do bệnh lý. Nếu gặp phải tình trạng đau khớp háng, không loại trừ nguy cơ có thể bạn đang mắc phải một số căn bệnh. Đó là những bệnh gì?
1. Thoái hóa khớp háng


Thoái hóa khớp háng là căn bệnh có tỷ lệ xảy ra cao ở người cao tuổi. Dưới tác động của quá trình lão hóa, sụn khớp sẽ dần dần bị bào mòn và suy giảm. Sụn khớp càng mỏng, ma sát giữa các khớp xương càng cao. Khi vận động, các khớp xương va chạm vào nhau gây ra các cơn đau nhức ở người bệnh.
Đau khớp háng bên phải khi bị thoái hóa là triệu chứng kéo dài dai dẳng. Các cơn đau sẽ tăng dần về mức độ. Đau nhẹ ở giai đoạn đầu và  dần ngày càng trở nên nghiêm trọng khi bệnh nặng. Đau có thể lan ra cả khớp háng bên trái, lan sang vùng mông và kéo dài xuống đùi.
2. Viêm khớp háng


Viêm khớp háng là căn bệnh phát triển từ những tổn thương  đã  xảy ra ở khớp háng. Viêm khớp háng được chia làm rất nhiều dạng bệnh, ví dụ như viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp hay viêm khớp vảy nến,… Tuy nhiên, dù mắc bất kỳ bệnh lý nào, người bệnh cũng đều gặp phải tình trạng đau khớp háng.
Các cơn đau có thể diễn ra  âm ỉ nhưng cũng có khi bộc phát  đau dữ dội. Tuy nhiên, đau thường có dấu hiệu thuyên giảm khi nghỉ ngơi và tăng lên khi vận động mạnh. Tình trạng này gây ra nhiều hạn chế và khó khăn cho khả năng vận động của người bệnh. 
3. Tổn thương cơ khép
Ngoài bệnh viêm khớp háng, đau khớp háng bên phải còn là dấu hiệu của bệnh tổn thương cơ khép.
Cơ khép chính là  cơ nằm ở phần trong của đùi. Khi cơ khép bị tổn thương có thể sẽ dẫn đến việc háng bên phải bị đau. Việc tổn thương cơ khép có thể là do người bệnh tác động lên một vị trí bất thường như hoạt động quá mức. Háng bên phải càng đau chứng tỏ cơ khép của người bệnh bị tổn thương càng nghiêm trọng.
4. Lao khớp háng


Đau khớp háng bên phải cũng có thể là một triệu chứng của căn bệnh lao xương khớp. Nguyên nhân chủ yếu gây ra căn bệnh này đó là vi khuẩn lao. Bệnh có tỷ lệ xảy ra cao ở cả người lớn và trẻ em và thường gây ra các cơn đau dữ dội ở vùng khớp háng.
Lao khớp háng khá nguy hiểm. Nếu không chữa trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối diện với nguy cơ xương, khớp bị phá hủy. Thậm chí, nếu  nhưbệnh xảy ra ở trẻ nhỏ nếu không kiểm soát tốt bệnh, người bệnh có thể phải cắt bỏ chân.
5. Viêm dây chằng khớp háng


Viêm dây chằng khớp háng rất thường hay gặp ở những người làm việc lao động nặng. Triệu chứng đau khớp háng bên phải hay đau khớp háng bên trái do tổn thương dây chằng là triệu chứng kéo dài dai dẳng và có tiến triển.
Ban đầu, cơn đau sẽ chỉ xảy ra ở mức độ nhẹ, người bệnh chỉ có cảm giác đau thoáng qua, đau  sẽ tự thuyên giảm và biến mất. Tuy nhiên, khi tình trạng viêm tiến triển nặng, cơn đau có thể xuất hiện bất kỳ lúc nào. Đau khiến cho người bệnh không thể đi lại.
6. Viêm gân, viêm bao hoạt dịch
Viêm gân hay viêm bao hoạt dịch cũng là một trong những nguyên nhân gây đau khớp háng bên phải. Gân và bao hoạt dịch là hai bộ phận quan trọng của khớp háng. Khi bị tổn thương, chúng có thể làm xuất hiện tình trạng viêm và gây ra các cơn đau ở vùng khớp háng.
Đau có thể đi kèm với triệu chứng sưng tấy ở  khớp háng, đau lan ra vùng mông, biểu hiện rõ rệt khi vận động và có thể khiến người bệnh chỉ có thể thực hiện những cử động nhẹ nhàng hay thậm chí là không thể cử động.
7. Thoát vị bẹn


Thoát vị bẹn là căn bệnh thường gặp ở nam giới và đây không phải là bệnh xương khớp. Thoát vị khiến một phần tạng trong ổ bụng lệch khỏi vị trí ban đầu và gây phình to ở phần bẹn.
Khi bị thoát vị, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức ở háng. Đau tăng lên khi cử động hay vận động mạnh, thuyên giảm khi nghỉ ngơi. Thoát vị bẹn tuy không nguy hiểm nhưng nếu không điều trị sớm, người bệnh vẫn có nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

8. U nang buồng trứng


Đau khớp háng bên phải  ở nữ thì không thể bỏ qua bệnh u nang buồng trứng. Căn bệnh này có thể gây đau âm ỉ ở vùng bụng dưới. Nếu u nang vỡ nó có thể gây ra những cơn đau  đột ngột dữ dội, đặc biệt là ở vùng háng bên phải. Nếu u nang lớn chúng có thể đẩy vào bàng quang hoặc ruột và gây nên tình trạng sưng. Lúc này người bệnh sẽ thấy đau khi đi tiểu.
Trong một số trường hợp, u nang hình thành xung quanh buồng trứng. Điều này có thể dẫn đến căn bệnh nguy hiểm là xoắn buồng trứng. Bệnh xoắn buồng trứng gây ra các cơn đau dữ dội, nôn mửa và buồn nôn.





9. Rối loạn sàn chậu


Các vấn đề về cơ sàn chậu có thể gây ra một loạt các triệu chứng, bao gồm đau khớp háng phải hoặc hông. Bệnh rối loạn sàn chậu có thể nặng khi các cơ bắp và mô liên kết bị suy yếu. Bệnh có thể là nguyên nhân do sinh con, tuổi tác cao, phẫu thuật, hoặc béo phì.
10. Viêm ruột thừa
Đau khớp háng bên phải cũng có thể là bệnh viêm ruột thừa. Cơn đau có thể kéo dài đến phía dưới bên phải của bụng, ngay phía trên hông và háng.
Cơn đau của bệnh viêm ruột thừa có thể bắt đầu đột ngột và đau tăng khi người đó di chuyển, hít một hơi thật sâu hoặc hắt hơi. Các triệu chứng phổ biến của bệnh viêm ruột thừa là: chán ăn, ôn mửa, buồn nôn, táo bón, chướng bụng, sốt nhẹ…



Đau khớp háng bên phải do mắc bệnh lý luôn có chiều hướng gia tăng theo tình trạng bệnh. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu đau bất thường, người bệnh nên đi khám tại bệnh viện, không nên tự ý điều trị thoái hóa khớp háng vì làm không đúng có thể khiến tình trạng nghiêm trọng hơn.
 

Bệnh học liên quan

Xem thêm