DẤU HIỆU CẢNH BÁO VIÊM KHỚP DẠNG THẤP
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm cũng xuất hiện ở nhiều bộ phận khác của cơ thể như phổi, mắt, tim, mạch máu, da và dây thần kinh nhưng khá hiếm gặp. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Về cơ bản, viêm khớp được cho là do sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, môi trường, hormone, miễn dịch và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các yếu tố về kinh tế xã hội, tâm lý và lối sống cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và hậu quả của bệnh, chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá, uống cà phê, tiếp xúc silicon.
2. Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp
Tuy không phải bệnh gây chết người nhưng viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm tuổi thọ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, cụ thể:
Biến chứng về mắt: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khô mắt, nghiêm trọng hơn có thể gây nên mù lòa cho người bệnh;
Nhiễm trùng: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Các vấn đề về dạ dày - ruột: Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày và ruột, có liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và chống viêm không steroid.
Bệnh về phổi: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ xơ sẹo phổi, bao gồm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và tăng áp trong phổi hoặc viêm lớp niêm mạc phổi;
Các vấn đề về tim mạch: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 50% so với những người bình thường, nguy cơ lên cơn đau tim cao gấp 2 - 3 lần và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gần 2 lần;
Tổn thương thần kinh: Với những người bị viêm khớp dạng thấp, triệu chứng đau cổ hoặc các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương về thần kinh;
Viêm mạch máu: Viêm khớp dạng thấp khiến mạch máu bị thu hẹp lại hoặc giảm kích thước và yếu hơn, làm ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu.
Loãng xương: Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm mật độ xương, đồng thời, việc ít vận động do đau khớp cũng dễ làm gia tăng nguy cơ loãng xương.
Ung thư hạch và các bệnh ung thư khác: Sự thay đổi hệ thống miễn dịch liên quan đến viêm khớp dạng thấp có thể đóng một vai trò.
3. Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Đây là bệnh tự miễn khá điển hình dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp của tay, chân. Viêm khớp dạng thấp triệu chứng khá đặc trưng như: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng, thường đối xứng hai bên. Các biểu hiện toàn thân đôi có thể gặp như mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút, có thể đi kèm với tổn thương các cơ quan khác.
Viêm đa khớp dạng thấp có triệu chứng rất đa dạng, gồm các triệu chứng của viêm khớp, triệu chứng toàn thân, triệu chứng ở các cơ quan khác.
Các triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp gồm:
4.1. Các động tác cần tránh và động tác cần làm
Người bị viêm đa khớp dạng thấp cần tránh các động tác sau đây:
Khi bị viêm khớp dạng thấp và đang trong quá trình điều trị, người bệnh thường sẽ thắc mắc việc viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Theo đó, người bệnh tuyệt đối hoặc hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:
Người bệnh cần phải cố gắng duy trì các hoạt động hàng ngày bằng cách thay đổi môi trường xung quanh thích hợp hơn để giảm bớt sự gắng sức của bản thân;
Sử dụng dụng cụ trợ giúp, máy móc điện gia dụng để giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa và nghề nghiệp;
Người bệnh cũng cần mua thêm các dụng cụ nhà bếp đơn giản giúp tránh được các động tác thừa như mở nút chai điện tử hay kéo lò xo;
Bàn chân thường hay bị tổn thương khi bị viêm khớp dạng thấp, nên cần phải chọn giày dép thích hợp cũng như chăm sóc thích hợp để tránh kích thích bàn chân. Nên mang lót giày chỉnh hình ngay từ khi bắt đầu bị bệnh để giảm bớt lực tác động lên khớp ở bàn chân. Chuyên gia phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân sử dụng các dụng cụ và thao tác hợp lý.
4.4. Tập thể dục, thể thao và lao động phù hợp
Nếu cảm giác đau xuất hiện khi bạn vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động được;
Có nhiều thuốc điều trị đợt cấp của bệnh cũng như điều trị duy trì. Các thuốc giảm đau thường được kê toa có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm triệu chứng nhưng đều có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, do đó bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc này mà cần có sự kê toa của bác sĩ để cho ra một phác đồ điều trị hợp lý.
1. Viêm khớp dạng thấp là gì?
Viêm khớp dạng thấp hay còn gọi là bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Bệnh gây đỏ, sưng dẫn đến đau và xơ cứng khớp, phần lớn là khớp tay, khớp lưng, khớp bàn chân và khớp gối. Viêm cũng xuất hiện ở nhiều bộ phận khác của cơ thể như phổi, mắt, tim, mạch máu, da và dây thần kinh nhưng khá hiếm gặp. Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày của bệnh nhân.
Nguyên nhân của viêm khớp dạng thấp (viêm đa khớp dạng thấp) vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Về cơ bản, viêm khớp được cho là do sự tương tác giữa các yếu tố di truyền, môi trường, hormone, miễn dịch và nhiễm trùng. Bên cạnh đó, các yếu tố về kinh tế xã hội, tâm lý và lối sống cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và hậu quả của bệnh, chẳng hạn như thói quen hút thuốc lá, uống cà phê, tiếp xúc silicon.
2. Biến chứng nguy hiểm của viêm khớp dạng thấp
Tuy không phải bệnh gây chết người nhưng viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm tuổi thọ và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời, cụ thể:
Biến chứng về mắt: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ mắc hội chứng khô mắt, nghiêm trọng hơn có thể gây nên mù lòa cho người bệnh;
Nhiễm trùng: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ nhiễm trùng cao hơn do dùng thuốc ức chế miễn dịch.
Các vấn đề về dạ dày - ruột: Những người bị viêm khớp dạng thấp có thể gặp phải tình trạng đau dạ dày và ruột, có liên quan đến việc sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và chống viêm không steroid.
Bệnh về phổi: Viêm khớp dạng thấp làm tăng nguy cơ xơ sẹo phổi, bao gồm tắc nghẽn các đường dẫn khí nhỏ và tăng áp trong phổi hoặc viêm lớp niêm mạc phổi;
Các vấn đề về tim mạch: Những người bị viêm khớp dạng thấp có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn 50% so với những người bình thường, nguy cơ lên cơn đau tim cao gấp 2 - 3 lần và nguy cơ bị đột quỵ cao hơn gần 2 lần;
Tổn thương thần kinh: Với những người bị viêm khớp dạng thấp, triệu chứng đau cổ hoặc các vấn đề về thăng bằng có thể là dấu hiệu cảnh báo tổn thương về thần kinh;
Viêm mạch máu: Viêm khớp dạng thấp khiến mạch máu bị thu hẹp lại hoặc giảm kích thước và yếu hơn, làm ngăn chặn sự lưu thông của dòng máu.
Loãng xương: Một số loại thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp có thể làm giảm mật độ xương, đồng thời, việc ít vận động do đau khớp cũng dễ làm gia tăng nguy cơ loãng xương.
Ung thư hạch và các bệnh ung thư khác: Sự thay đổi hệ thống miễn dịch liên quan đến viêm khớp dạng thấp có thể đóng một vai trò.
3. Dấu hiệu cảnh báo viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp là bệnh mạn tính thường gặp nhất ở nước ta cũng như trên thế giới. Đây là bệnh tự miễn khá điển hình dưới dạng viêm mãn tính ở nhiều khớp của tay, chân. Viêm khớp dạng thấp triệu chứng khá đặc trưng như: sưng khớp, đau khớp, cứng khớp buổi sáng, thường đối xứng hai bên. Các biểu hiện toàn thân đôi có thể gặp như mệt mỏi, xanh xao, sốt, gầy sút, có thể đi kèm với tổn thương các cơ quan khác.
Viêm đa khớp dạng thấp có triệu chứng rất đa dạng, gồm các triệu chứng của viêm khớp, triệu chứng toàn thân, triệu chứng ở các cơ quan khác.
Các triệu chứng của viêm đa khớp dạng thấp gồm:
- Cứng khớp: Với những người bị viêm khớp dạng thấp, triệu chứng này thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và kéo dài trên một giờ trước khi cảm thấy các khớp mềm ra;
- Sưng khớp: Có thể tụ dịch nhiều hoặc chỉ sưng phù lên;
- Nóng da: Vùng da của khớp bị viêm có thể ấm hơn vùng da xung quanh;
- Đỏ: Da vùng khớp viêm có thể có màu hồng nhạt, đỏ hơn so với vùng da xung quanh;
- Đau: Khi bị viêm khớp dạng thấp, triệu chứng đau là dễ nhận biết nhất. Nguyên nhân là do hiện tượng viêm làm cho các khớp trở nên nhạy cảm hơn, căng hơn, từ đó gây ra đau các khớp bị viêm.
- Mệt mỏi, trì trệ, suy nhược;
- Chán ăn, có thể dẫn đến sụt cân;
- Đau nhức mỏi cơ toàn thân.
- Xuất hiện nốt thấp (hạt hay cục) nổi gồ lên mặt da, chắc, không đau, không di động, dính vào nền xương ở dưới, đường kính 5 đến 20 mm, ở khớp khuỷu, đôi khi rất đau;
- Trong một số trường hợp, có thể bị viêm màng phổi không triệu chứng. Trong trường hợp nhịp thở ngắn lại thì cần phải điều trị;
- Có thể ảnh hưởng lên thanh quản gây khàn giọng;
- Người bệnh có thể bị viêm màng ngoài tim, thường không có triệu chứng, nhưng khi có triệu chứng sẽ khiến nhịp thở ngắn lại hoặc đau ngực. Người bệnh viêm khớp dạng thấp dễ bị tắc nghẽn động mạch tim, gây đau ngực hoặc nhồi máu cơ tim;
- Khoảng dưới 5% số người bệnh viêm khớp dạng thấp có triệu chứng ở mắt bao gồm mắt đỏ, đau mắt hoặc khô mắt.
4.1. Các động tác cần tránh và động tác cần làm
Người bị viêm đa khớp dạng thấp cần tránh các động tác sau đây:
- Tránh những động tác có hại đối với các khớp và thay thế bằng các động tác giữ gìn khớp;
- Tránh một số động tác cầm đồ vật, ngay cả khi có thể thực hiện dễ dàng, vì về lâu dài có thể gây biến dạng bàn tay;
- Hạn chế hoặc tránh làm những động tác có thể có hại cho khớp. Trong trường hợp bắt buộc cần sử dụng động tác khớp, cố gắng giữ được trục khớp bàn tay (đi qua ngón tay thứ ba) khi kéo dài trục của cẳng tay; nếu đau nhiều, có thể băng nẹp cổ bàn tay.
- Không nên cử động cổ tay mà làm bàn tay bị lệch sang một bên. Đặc biệt chú ý khi viết. Cần chọn những đồ vật to để dễ dàng hơn khi cầm nắm;
- Khi cần mở nắp nút chai hay lọ, bạn không nên cố vặn mở nắp mà thay vào đó hãy dùng dụng cụ mở nút chai. Tránh ấn nút bằng ngón tay mà hãy dùng lòng bàn tay;
- Không mang đồ vật bằng cách nắm các ngón tay lại.
Khi bị viêm khớp dạng thấp và đang trong quá trình điều trị, người bệnh thường sẽ thắc mắc việc viêm đa khớp dạng thấp kiêng ăn gì? Theo đó, người bệnh tuyệt đối hoặc hạn chế sử dụng các thực phẩm sau:
- Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn, chiên xào: Những thức ăn này thường chứa nhiều chất béo bão hoà, kích thích phản ứng viêm và khiến người bệnh có cảm giác đau hơn;
- Chuối tiêu, các loại cà, thịt chó, canh cua cũng là những thức ăn không tốt với bệnh viêm khớp dạng thấp;
- Nội tạng động vật: Trong nội tạng động vật chứa nhiều photpho, khi hấp thụ vào cơ thể sẽ gây mất canxi trong xương, làm cho xương trở nên kém vững chắc và dễ bị sưng viêm;
- Uống rượu, bia quá mức khi đang điều trị.
- Bông cải xanh, bắp cải: Hợp chất sulforaphane có trong 2 loại rau xanh này có thể làm chậm những tổn thương ở sụn khớp;
- Thực phẩm giàu acid béo omega-3: Có nhiều trong mỡ cá, như các loại cá thu, cá ngừ, cá hồi... Chất này có tác dụng làm giảm các triệu chứng viêm đa khớp;
- Canxi: Bao gồm sữa và các sản phẩm từ sữa, uống sữa có hàm lượng chất béo thấp và dùng nhiều nguồn dinh dưỡng đa dạng khác nhau để cung cấp canxi.
Người bệnh cần phải cố gắng duy trì các hoạt động hàng ngày bằng cách thay đổi môi trường xung quanh thích hợp hơn để giảm bớt sự gắng sức của bản thân;
Sử dụng dụng cụ trợ giúp, máy móc điện gia dụng để giúp bệnh nhân trong các sinh hoạt hàng ngày như vệ sinh, mặc quần áo, hoạt động dọn dẹp nhà cửa và nghề nghiệp;
Người bệnh cũng cần mua thêm các dụng cụ nhà bếp đơn giản giúp tránh được các động tác thừa như mở nút chai điện tử hay kéo lò xo;
Bàn chân thường hay bị tổn thương khi bị viêm khớp dạng thấp, nên cần phải chọn giày dép thích hợp cũng như chăm sóc thích hợp để tránh kích thích bàn chân. Nên mang lót giày chỉnh hình ngay từ khi bắt đầu bị bệnh để giảm bớt lực tác động lên khớp ở bàn chân. Chuyên gia phục hồi chức năng sẽ giúp bệnh nhân sử dụng các dụng cụ và thao tác hợp lý.
4.4. Tập thể dục, thể thao và lao động phù hợp
Nếu cảm giác đau xuất hiện khi bạn vận động thì không nên nản chí. Người bệnh chỉ cần mang dụng cụ giúp đỡ và thay đổi một số động tác là có thể tiếp tục hoạt động được;
- Tập tĩnh, tức là chỉ cần tập luyện cơ lực có đối kháng thay vì vận động, hay tập luyện những bài tập thể dục ngắn tại nhà;
- Các bài tập thể dục cho bàn tay giúp duy trì sự mềm dẻo khớp cổ tay và ngón tay. Các bài tập cho chân giúp cho đứng vững và đi lại tốt hơn;
- Bệnh nhân cần duy trì hoạt động thể lực đầy đủ và tiếp tục các sinh hoạt hàng ngày, nhưng cần tránh các hoạt động không cần thiết;
- Người bệnh nên đi bộ, đạp xe đạp, bơi lội theo khả năng của mình;
- Tuyệt đối không được tác động vào cột sống khi bị đau cổ, vì các tổn thương cột sống có thể nặng lên sau khi bị tác động vào và có các biến chứng như: tai biến mạch máu não, di chứng thần kinh không phục hồi được;
- Giảm cân nếu người bệnh đang bị thừa cân.
Có nhiều thuốc điều trị đợt cấp của bệnh cũng như điều trị duy trì. Các thuốc giảm đau thường được kê toa có hiệu quả rõ rệt trong việc giảm triệu chứng nhưng đều có tác dụng phụ khi sử dụng lâu dài, do đó bạn không nên tự ý sử dụng các thuốc này mà cần có sự kê toa của bác sĩ để cho ra một phác đồ điều trị hợp lý.