icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

BỆNH VIÊM KHỚP PHẢN ỨNG

Người đăng: Bùi Hương -
1. Đại cương
Là một trong những bệnh cột sống huyết thanh âm tính, bệnh có mối liên hệ đến yếu tố HLA-B27 song tỉ lệ thấp hơn so với bệnh viêm cột sống dính khớp(30-50%). Viêm khớp phản ứng thường gặp ở người trẻ tuối, tuy có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người cao tuổi. Tỷ lệ ở nam mắc cao hơn ở nữ, các bệnh nhân nữ ít có biểu hiện rầm rộ như ở nam giới.


2. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh
Cơ chế nhiễm khuẩn đặc biệt là Chlamydia Trachomatis (nhiễm khuẩn đường sinh dục), Yersina hoặc Salmonella (nhiễm khuẩn đường tiêu hóa) có vai trò quan trọng trong khởi phát bệnh viêm khớp phản ứng. Trên cơ sở nhiễm khuẩn và yếu tố cơ địa(HLA-B27, yếu tố gia đình,…)yếu tố môi trường với các đáp ứng miễn dịch của của cơ theerlaf giải thích cơ chế bệnh sinh.



3. Triệu chứng
3.1 Triệu chứng lâm sàng
- Tiền sử: Khai thác tình trạng nhiễm khuẩn tiết niệu, sinh dục, đường ruột (đặc biệt trong thời gian 1-8 tuần trước khi xuất hiện viêm khớp), sinh hoạt tình dục với bạn tình mới, thường triệu chứng viêm khớp xuất hiện là 1-4 tuần.


- Viêm khớp: thường xuất hiện một hoặc vài khớp chi dưới không đối xứng (khớp gối, bàn cổ chân, bàn ngón chân, cùng chậu,…)
- Viêm điểm bám gân: viêm gan achille, viêm cân gan bàn chân, viêm điểm bám gân mào chậu,…là các điểm bám gân hay bị tổn thương nhất.
- Hội chứng tiết niệu sinh dục: viêm niệu đạo (hay gặp ở nam), viêm cổ tử cung(nữ) nhưng thường không có triệu chứng.
- Hội chứng mắt: viêm kết mạc, viêm võng mạc mắt, thường kết hợp đau mắt sợ ánh sáng, đối khi có thể giảm thị lực cấp tính.
- Hội chứng dạ dày ruột: đau bụng, ỉa chảy.
- Tổn thương da và niêm mạc: tổn thương ở da và móng, viêm loét bao quy đầu, viêm loét lưỡi,…
- Tổn thương nội tạng: rất hiếm gặp viêm màng ngoài tim, hở động mạch chủ, đôi khi có tổn thương thần kinh (thần kinh sọ não).
- Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, chán ăn, gầy sút,…thường gặp trong các trường  hợp mạn tính, ít gặp trong cấp tính đầu tiên. Sốt thường sưới 38°C.
3.2 Triệu chứng cận lâm sàng
Không có xét nghiệm chẩn đoán đặc hiệu nhưng phải tiến hành làm xét nghiệm chẩn đoán phân biệt với bệnh khác:
  • Xét nghiệm viêm sinh học huyết thanh và dịch khớp.
  • Xét nghiệm miễn dịch: phát hiện tế bào mang thể vùi ở dịch khớp, niệu đạo, có thể có bằng chứng nhiễm Chlamydia trong các mẫu dịch khớp.
  • Khảo sát sự có mặt của kháng nguyên HLA-B27: thường dương tính 70-80% tùy nghiên cứu. Kháng thể âm tính không loại trừ chẩn đoán.
  • Xquang khớp tổn thương: giai đoạn đầu bình thường.
  • Xquang khớp cùng chậu: tổn thương thường không đối xứng, ở giai đoạn sớm thường không phát hiện tổn thương trên xquang phải chụp CT hoặc MRI khớp cùng chậu.
4. Chẩn đoán
Theo tiêu chuẩn Amor-1983 chẩn đoán xác định ít nhất 4/7 triệu chứng sau:
  • Viêm vô khuẩn một hoặc vài khớp không đối xứng.
  • Tiêu chảy hoặc có hội chứng lỵ.
  • Viêm màng tiếp hợp mắt.
  • Viêm niệu đạo, cổ tử cung.
  • Viêm loét trợt niêm mạc, da.
  • Cơ địa HLA-B27 dương tính hoặc có tiền sử gia đình viêm cột sống dính khớp.
  • Các xét nghiệm tìm thấy tác nhân trực tiếp hoặc gián tiếp.
5. Chẩn đoán phân biệt
Viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh lý đại tràng, viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp trong bệnh HIV.
6. Điều trị
- Kháng sinh: tùy thuộc đường vào là đường sinh dục hay tiêu hóa mà chỉ định kháng sinh.
- Thuốc chống viêm: Non steroid, corticoid,..
- Thuốc điều trị cơ bản: sulfasalazine có hiệu quả tốt ngoài ra còn có thể sử dụng methotrexate hoặc azathioprine.
7.  Tiên lượng, phòng bệnh
Tiên lượng bệnh viêm khớp phản ứng nói chung là tốt, thời gian mắc bệnh từ vài tuần đến vài năm. Bệnh có thể khỏi hoàn toàn tuy nhiên thường tái phát, nguyên nhân có thể do nhiễm khuẩn hoặc do các stress không đặc hiệu khác. Vì vậy cần có một lối sống khoa học lành mạnh ăn uống đầy đủ chất, tập thể dục để hạn chế tái phát bệnh.

 

Bệnh học liên quan

Xem thêm