- Cong vẹo cột sống là gì?
- Cong vẹo cột sống là một dị tật ở cột sống phổ biến và nguy hiểm hiện nay vì nó để lại nhiều biến chứng gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh nó. Cụ thể hơn, vẹo cột sống là tình trạng cột sống bị cong bất thường sang một bên phải hoặc trái của xương sống thẳng.
- Cong vẹo cột sống là sự biến đối thành hình chữ S hoặc chữ C của cột sống. Bệnh thường gặp ở trẻ dưới 18 tuổi, trong đó nhóm trẻ em từ 4-10 tuổi là mắc nhiều nhất. Cong vẹo cột sống là bệnh ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý và thể chất của trẻ.
- Về thể chất, cong vẹo cột sống ở mức độ nặng khiến cột sống biến dạng, lồng ngực biến dạng, chèn ép vào phổi, tim và làm cho chức năng hô hấp cũng như chức năng tim giảm xuống từ đó giảm chất lượng cột sống và giảm tuổi thọ.
- . Nguyên nhân gây cong vẹo cột sống là gì?
- Nguyên nhân nguyên phát
• Do khi mang thai, thai nhi phát triển quá nhanh so với cơ thể mẹ khiến xương bị chèn ép gây cong vẹo. Hoặc người mẹ tiếp xúc với hóa chất độc hại khiến dị tật thai nhi.
• Trong suốt quá trình mang thai ngôi thai không di chuyển hoặc bào thai bị tác động mạnh cũng gây cong vẹo cột sống.
• Lúc sinh, cổ tử cung của mẹ quá hẹp làm chèn ép cột sống đứa bé.
• Bàn chân bẹt: là dị tật bàn chân phổ biến ở trẻ nhỏ khiến cổ chân, đầu gối bị đổ vào trong làm mất cân đối chậu hông từ đó dẫn đến cong vẹo cột sống.
- Nguyên nhân thứ phát
-
- Làm thế nào để phát hiện sớm trẻ bị cong vẹo cột sống
Cách khám: Cho trẻ đứng trên mặt bằng, tháo dày, dép, cởi áo khoái ngoài. Trong tư thế đứng , đầu gối thẳng, 2 tay buông thõng thả lỏng, từ từ cúi xuống cho đến khi 2 tay chạm hoặc gần chạm sàn nhà. Người khám quan sát từ phía sau để phát hiện những bất thường của cột sống như: bướu sườn gồ cao một bên, đường thẳng ở giữa cột sống bị lệch là những dấu hiệu của vẹo cột sống. Vì đây là khám sàng lọc nên những người trong gia đình cũng có thể thực hiện được giúp phát hiện sớm trẻ có dấu hiệu vẹo cột sống
✴️Bên cạnh đó, cong vẹo cột sống còn có những dấu hiệu dễ nhận biết sau, trong sinh hoạt hàng ngày, cha mẹ cần lưu ý quan sát:
Vai trẻ 2 bên lệch nhau, có thể 1 bên vai cao hơn, 1 bên thấp hơn. Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất dù các con có mặc áo.
-Xương bả vai 2 bên gồ, không đều nhau giữa 2 bên phải trái.
-Eo 2 bên không cân đối với nhau
-Khoảng sáng giữa tay và vùng eo của trẻ khác nhau giữa bên phải và bên trái
-Hông 2 bên không cân đối
-
- Làm thế nào để cải thiện tình trạng cong vẹo cột sống?
+ Không có thói quen ngồi xổm hay ngồi vắt vắt chéo chân

+ Nằm sấp khi ngủ

+ Cúi khom người khi ngồi, đứng

+ Xách đồ nặng

+ Đeo túi, Balô lệch 1 bên vai

Thay đổi thói quen và những vật dụng là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới cong vẹo:
* Bàn ghế ngồi học, làm việc phải phù hợp với lứa tuổi.
* Tư thế ngồi phải đúng. Nơi học tập, làm việc phải đảm bảo đầy đủ ánh sáng.
* Trẻ em không mang cặp quá nặng, trọng lượng cặp sách không nên vượt quá 15% trọng lượng cơ thể; cặp phải có hai quai và đeo đều hai vai, tránh đeo lệch về một phía.
* Tăng cường rèn luyện thể dục thể thao cho các cơ bắp, khớp khỏe làm tăng sự dẻo dai bền bỉ và phát triển cân đối.
* Tập yoga, dưỡng sinh giúp cơ thể dẻo dai.
* Khám cột sống định kỳ nhằm phát hiện sớm các trường hợp cong vẹo cột sống để có cách xử trí và điều trị kịp thời.
* Có chế độ dinh dưỡng hợp lý, nhất là các bữa chính. Đặc biệt, cần bổ sung đến các thực phẩm có nhiều canxi và vitamin D, đây là các yếu tố giúp cho sự phát triển của xương trong giai đoạn phát triển.
* Đảm bảo thời gian ngủ đủ theo từng lứa tuổi.
⚠️⚠️Những thói quen này rất dễ thay đổi nếu chúng ta chú ý tới sức khỏe bản thân và gia đình hơn. Vì vậy hãy thay đổi để có một sức khỏe tốt nhé⚠️⚠️
-
- Làm thế nào để phòng và chữa cong vẹo cột sống?
- Luyện tập xà đơn gắn tường sẽ giúp chỉnh hình lại cột sống bị cong vẹo góp phần ngăn ngừa căn bệnh này, nhất là ở tuổi phát triển của trẻ.
- Bài tập hít xà không chỉ giúp trẻ tăng chiều cao mà còn phòng chống được các bệnh còng lưng, cong vẹo cột sống, lệch cột sống, ... do đeo túi xách quá nặng, hay ngồi sai tư thế.
✅✅✅Cách tập luyện với xà đơn
Đầu tiên, trước khi luyện tập hãy thực hiện vài động tác khởi động. Sau đó người tập đứng ở tư thế thằng người, giơ thẳng 2 tay lên. Tầm chạm đúng là đầu ngón tay giữa chạm xà, nếu không được có thể kê thêm bục. Bắt đầu tập, khi 2 chân đã đứng trên bục thì 2 tay bắt đầu mở rộng bằng vai và nắm lấy xà. Tay nắm chắc nhưng toàn thân thả lỏng và ở trong tư thế thoải mái, lúc này cột sống sẽ được giãn và được điều chỉnh hoàn toàn bằng trọng lượng cơ thể. Mỗi ngày duy trì tập đều đặn 2 lần, sáng ngủ dậy và tối trước khi ngủ, mỗi lần có thể duy trì 5 lần và cố gắng giữ tay lâu nhất có thể. Có thể giai đoạn đầu bạn chưa quen, tay sẽ bị đau và thời gian duy trì trên xà chưa lâu nhưng sau 2-3 tuần tình trạng đó sẽ được cải thiện nếu luyện tập chăm chỉ.