I. Giải phẫu
- Gân asin là 1 sợi gân chắc khỏe có chức năng kết nối cơ bắp chân với gót. Cơ bụng chân khi co lại sẽ kéo gân asin lên trên đồng thời làm kiễng gót lên. Nhóm cơ này giúp ích rất nhiều khi chạy nước rút, nhảy hoặc leo núi.
- Với sự lão hóa và các hoạt động quá mức, Gân asin sẽ bị thoái hóa – thuật ngữ thoái hóa gân chỉ sự hao mòn ở gân theo thời gian và dẫn đến sự suy yếu của gân. Thoái hóa gân biểu hiện như sự mất đi sự sắp xếp bình thường của các sợi gân. Các sợi gân được tạo thành với 1 vật liệu được gọi là collagen (hãy hình dung sợi gân như 1 sợi dây nylon với các sợi collagen như những sợi nylon nhỏ). Một số sợi riêng lẻ của gân trở nên lộn xộn do thoái hóa, một số sợi khác bị đứt và gân mất sức mạnh. Quá trình chữa lành ở gân có thể khiến gân dày lên do mô sẹo cố gắng sửa chữa gân. Quá trình này có thể tiếp tục đến mức hình thành các nốt trong gân à tình trạng này gọi là viêm gân. Vùng gân bị nối bị yếu hơn bình thường và thường bị đau.
- Sự đứt gân asin tự nhiên thường gặp ở người chơi thể thao có các hoạt động mang tính chất bộc phá và mạnh mẽ như quần vợt, bóng rổ…Khi bị đứt gân asin người bệnh thường nghe thấy tiếng đứt và có biểu hiện đau đột ngột tại gân.
- Đứt gân cũng có thể nhìn thấy qua XQ hoặc MRI nhưng thường là không cần thiết khi biểu hiện lâm sàng là khá rõ ràng.
II. Phương pháp điều trị
1. Điều trị bảo tồn
- bó bột tại cổ chân trong trạng thái duỗi bàn chân trong ít nhất 8 tuần thì gân asin bị rách có thể lành lại. Điều trị bảo tồn giúp hạn chế biến chứng tiềm tàng liên quan đến phẫu thuật như nhiễm trùng tại vết mổ…Tuy nhiên phương pháp này có vẻ như có tình trạng tái đứt cao hơn so với phẫu thuật, sức chịu đựng của gân kém hơn so với gân được mổ nối.
2. Phẫu thuật nối gân asin
- Phương pháp là mổ và khâu nối lại đầu gân bị rách.
- Một ưu điểm chính của việc mổ nối là có thể cho phạm vi chuyển động sớm hơn và tỷ lệ tái đứt thấp hơn (0-4%), cơ họi trở lại thể thao với cường độ và sức mạnh, sức bền tốt hơn. Tuy nhiên cũng có những biến chứng như nhiễm trùng hoặc vỡ ??.
- phục hồi chức năng sau phẫu thuật thường là sẽ bó bột cố định trong 2-3 tuần sau đó tháo bột và tập luyện dần trong 12 tuần. Thường là mất khoảng 6 tháng để chơi thể thao lại tốt.
QUY TRÌNH PHỤC HỒI SAU MỔ GÂN ASIN
I. Giai đoạn 1: tuần đầu sau mổ
- Sử dụng giảm đau chống viêm và giảm phù nề. Có thể sử dụng 1 viên aspirin mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng tạo cục máu đông (viêm tĩnh mạch).
- Chân được bó bột và luôn duy trì chân nâng cao hơn tim, cùng với đó nên vận động các ngón chân thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng ứ dịch và phù nề.
- Khi đi lại sử dụng 2 nạng và không tỳ trọng lực lên chân mổ.
- Sau 1 tuần vết mổ sẽ được kiểm tra lại vệ sinh vết mổ.
II. Giai đoạn 2: từ 4-8 tuần
- Mục tiêu:
+ Bảo vệ gân đã nối
+ Giảm sưng đau
+ Bắt đầu sớm với các bài tập vận động nhẹ nhàng
+ Bắt đầu chịu trọng lực với boot khi đi bộ
- Trang bị boot bảo vệ thay cho bó bột với việc sử dụng các miếng đệm ở gót chân để nâng cao gót chân lên. Điều này giúp cho gân asin của bạn ở tư thế trùng nhẹ và tránh tạo áp lực quá nhiều lên gân mới nối.
- Bạn sẽ dần dần dồn trọng lực lên chân mới mổ từ 25% - 50%-75%-100%. Chú ý lực sẽ dồn với ban đầu là dồn qua ngón chân sau đó dần dần dồn lực qua gót chân chứ không qua ngón chân nữa. Chú ý khi dồn lực phải thấy gân không quá căng và khó chịu.
- Bạn có thể bỏ nạng hoặc bỏ 1 nạng trong 1-2 tuần tới. Chú ý bỏ nạng ở chân bên mổ và giữ nạng chân bên lành. Nếu khi bỏ nạng mà vẫn thấy thoải mái thì có thể chuyển sang đi không nạng với sự hỗ trợ của boot nếu không bị đau và chú ý lực phải được truyền qua gót chân.
- Khi chân sưng tấy hãy nâng cao chân hơn tim thường xuyên, có thể sử dụng tất đàn hồi để hạn chế dịch ứ đọng.
- Các bài tập thân trên và các bài tập cho vùng đùi được sử dụng nhiều trong gia đoạn này. Với cổ chân mổ nối thì vận động nhẹ nhàng cổ chân và bàn chân để tránh căng thẳng quá mức tại vị trí mổ nối. Chuyển động nhẹ nhàng có thể thúc đẩy quá trình chữa lành, chuyển động quá mạnh có thể cho tác dụng không mong muốn.
Ø Bài tập:
1. Gập duỗi cổ chân chủ động trong phạm vi không đau. Lặp lại 20 lần x 3 lần/ngày.
2. xoay cổ chân thuận- ngược chiều kim đồng hồ trong phạm vi không đau. 10 vòng x 3 lần/ngày.
3. Đeo Boot và tập cơ tứ đầu đùi.
4. Đeo boot và tập cơ mông, cơ khép, cơ đùi sau.
5. Đeo boot và đạp xe đạp từ 10-20p/ngày.
III. Giai đoạn 3: tuần 8-12 sau mổ.
* mục tiêu:
+ bảo vệ gân đã mổ
+ Giảm sưng đau
+ Bắt đầu tập các bài tập tăng cường
+ Bắt đầu chịu toàn bộ trọng lượng bằng việc sử dụng boot khi đi bộ.
* Các bài tập:
1. Khởi động gân asin: Vẫn đeo boot nhưng miếng đệm ở gót chân giảm bớt đi, với việc vẫn mang boot bạn có thể chịu đựng toàn bộ trọng lực trên chân đau tại gót chân chứ không phải mũi chân.
2. Nếu sưng hãy tiếp tục nâng cao chân.
3. Các bài tập với chân đau chỉ thực hiện khi làm các bài tập đó mà không đau hoặc không gây căng quá mức tại vị trí mổ.
Ø Bài tập với bây theraband
1. Sử dụng dây ở mức độ nhẹ và xoay ngoài-xoay trong cổ chân.
2. Sử dụng dây band nhẹ và gập duỗi cổ chân từ từ à đây là 1 trong các bài quan trọng nhất.
4. Giai đoạn 4: Từ tuần 12 – 24 sau mổ
* mục tiêu:
+ Bảo vệ gân
+ Thêm các bài tập tăng cường
+ Sử dụng dụng cụ nâng gót chân khi đi
+ bắt đầu đi bộ bình thường
* Giai đoạn này ngừng sử dụng boot, có thể đi giày của bạn được rồi với điều kiện là chèn thêm 1 miếng cao su vào gót chân để nâng gót và có thể sử dụng thêm 1 miếng lót mỏng ở phần gân gót để tránh cọ xát của gân vào giày. Sau khi dùng nâng gót 1 tháng bạn có thể tháo bỏ và đi lại bình thường với điều kiện không căng và không được đi khập khiễng.
* Các bài tập chân với theraband có thể tăng độ nặng với dây nặng ở mức độ trung bình. Giữ ở mức này trong 1 tháng sau đó tăng dây lên mức độ nặng. Các bài tập cho chân đau nên được làm cách ngày chứ không liên tục. Tiếp tục củng cố thân trên và chân không đau cũng như đùi ở cả 2 chân.
Bài tập: Giữ cẳng chân bị thương ở sau đặt
gót chân và bàn chân trên sàn, dựa vào tường cho
đến khi bắp chân căng ra, không kéo căng quá mức.
Giữ 10-15s x 3–5 lần.
.png)
Bài tập: Hai gối trùng và chân đau ở trước, đưa gối về
phía trước trong khi vẫn giữ bàn chân và mũi chân
giữ trên mặt phẳng, căng nhẹ cơ bắp chân.

Bài tập: tay bám vào bàn. 2 chân giữ gối thẳng, kiễng cả
2 chân lên và từ từ hạ xuống dồn lực bởi chân lành, sau 1
tháng có thể dồn lực đều 2 chân và dồn lực mạnh hơn ở
chân đau.
Sau 5-6 tháng có thể nâng lên chỉ bởi chân mổ và hạ
xuống bằng chân mổ.

Bài tập giữ thăng bằng trên chân mổ à sau đó dần dần tăng tiến lên việc giữ thăng bằng trong môi trường không ổn định.

Trong từ 2-6 tuần sau mổ thì để độn gót là từ 4-6cm sau đó hạ dần xuống 2-4cm.
Đi nạng thì giai đoạn này chỉ tì 25-50% lực và không duỗi gối quá mức vì như thế sẽ làm cho cổ chân gập nhiều dẫn đến căng bắp chân.
- Gân asin là 1 sợi gân chắc khỏe có chức năng kết nối cơ bắp chân với gót. Cơ bụng chân khi co lại sẽ kéo gân asin lên trên đồng thời làm kiễng gót lên. Nhóm cơ này giúp ích rất nhiều khi chạy nước rút, nhảy hoặc leo núi.
- Với sự lão hóa và các hoạt động quá mức, Gân asin sẽ bị thoái hóa – thuật ngữ thoái hóa gân chỉ sự hao mòn ở gân theo thời gian và dẫn đến sự suy yếu của gân. Thoái hóa gân biểu hiện như sự mất đi sự sắp xếp bình thường của các sợi gân. Các sợi gân được tạo thành với 1 vật liệu được gọi là collagen (hãy hình dung sợi gân như 1 sợi dây nylon với các sợi collagen như những sợi nylon nhỏ). Một số sợi riêng lẻ của gân trở nên lộn xộn do thoái hóa, một số sợi khác bị đứt và gân mất sức mạnh. Quá trình chữa lành ở gân có thể khiến gân dày lên do mô sẹo cố gắng sửa chữa gân. Quá trình này có thể tiếp tục đến mức hình thành các nốt trong gân à tình trạng này gọi là viêm gân. Vùng gân bị nối bị yếu hơn bình thường và thường bị đau.
- Sự đứt gân asin tự nhiên thường gặp ở người chơi thể thao có các hoạt động mang tính chất bộc phá và mạnh mẽ như quần vợt, bóng rổ…Khi bị đứt gân asin người bệnh thường nghe thấy tiếng đứt và có biểu hiện đau đột ngột tại gân.
- Đứt gân cũng có thể nhìn thấy qua XQ hoặc MRI nhưng thường là không cần thiết khi biểu hiện lâm sàng là khá rõ ràng.
II. Phương pháp điều trị
1. Điều trị bảo tồn
- bó bột tại cổ chân trong trạng thái duỗi bàn chân trong ít nhất 8 tuần thì gân asin bị rách có thể lành lại. Điều trị bảo tồn giúp hạn chế biến chứng tiềm tàng liên quan đến phẫu thuật như nhiễm trùng tại vết mổ…Tuy nhiên phương pháp này có vẻ như có tình trạng tái đứt cao hơn so với phẫu thuật, sức chịu đựng của gân kém hơn so với gân được mổ nối.
2. Phẫu thuật nối gân asin
- Phương pháp là mổ và khâu nối lại đầu gân bị rách.
- Một ưu điểm chính của việc mổ nối là có thể cho phạm vi chuyển động sớm hơn và tỷ lệ tái đứt thấp hơn (0-4%), cơ họi trở lại thể thao với cường độ và sức mạnh, sức bền tốt hơn. Tuy nhiên cũng có những biến chứng như nhiễm trùng hoặc vỡ ??.
- phục hồi chức năng sau phẫu thuật thường là sẽ bó bột cố định trong 2-3 tuần sau đó tháo bột và tập luyện dần trong 12 tuần. Thường là mất khoảng 6 tháng để chơi thể thao lại tốt.
QUY TRÌNH PHỤC HỒI SAU MỔ GÂN ASIN
I. Giai đoạn 1: tuần đầu sau mổ
- Sử dụng giảm đau chống viêm và giảm phù nề. Có thể sử dụng 1 viên aspirin mỗi ngày để ngăn ngừa tình trạng tạo cục máu đông (viêm tĩnh mạch).
- Chân được bó bột và luôn duy trì chân nâng cao hơn tim, cùng với đó nên vận động các ngón chân thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng ứ dịch và phù nề.
- Khi đi lại sử dụng 2 nạng và không tỳ trọng lực lên chân mổ.
- Sau 1 tuần vết mổ sẽ được kiểm tra lại vệ sinh vết mổ.
II. Giai đoạn 2: từ 4-8 tuần
- Mục tiêu:
+ Bảo vệ gân đã nối
+ Giảm sưng đau
+ Bắt đầu sớm với các bài tập vận động nhẹ nhàng
+ Bắt đầu chịu trọng lực với boot khi đi bộ
- Trang bị boot bảo vệ thay cho bó bột với việc sử dụng các miếng đệm ở gót chân để nâng cao gót chân lên. Điều này giúp cho gân asin của bạn ở tư thế trùng nhẹ và tránh tạo áp lực quá nhiều lên gân mới nối.
- Bạn sẽ dần dần dồn trọng lực lên chân mới mổ từ 25% - 50%-75%-100%. Chú ý lực sẽ dồn với ban đầu là dồn qua ngón chân sau đó dần dần dồn lực qua gót chân chứ không qua ngón chân nữa. Chú ý khi dồn lực phải thấy gân không quá căng và khó chịu.
- Bạn có thể bỏ nạng hoặc bỏ 1 nạng trong 1-2 tuần tới. Chú ý bỏ nạng ở chân bên mổ và giữ nạng chân bên lành. Nếu khi bỏ nạng mà vẫn thấy thoải mái thì có thể chuyển sang đi không nạng với sự hỗ trợ của boot nếu không bị đau và chú ý lực phải được truyền qua gót chân.
- Khi chân sưng tấy hãy nâng cao chân hơn tim thường xuyên, có thể sử dụng tất đàn hồi để hạn chế dịch ứ đọng.
- Các bài tập thân trên và các bài tập cho vùng đùi được sử dụng nhiều trong gia đoạn này. Với cổ chân mổ nối thì vận động nhẹ nhàng cổ chân và bàn chân để tránh căng thẳng quá mức tại vị trí mổ nối. Chuyển động nhẹ nhàng có thể thúc đẩy quá trình chữa lành, chuyển động quá mạnh có thể cho tác dụng không mong muốn.
Ø Bài tập:
1. Gập duỗi cổ chân chủ động trong phạm vi không đau. Lặp lại 20 lần x 3 lần/ngày.
2. xoay cổ chân thuận- ngược chiều kim đồng hồ trong phạm vi không đau. 10 vòng x 3 lần/ngày.
3. Đeo Boot và tập cơ tứ đầu đùi.
4. Đeo boot và tập cơ mông, cơ khép, cơ đùi sau.
5. Đeo boot và đạp xe đạp từ 10-20p/ngày.
III. Giai đoạn 3: tuần 8-12 sau mổ.
* mục tiêu:
+ bảo vệ gân đã mổ
+ Giảm sưng đau
+ Bắt đầu tập các bài tập tăng cường
+ Bắt đầu chịu toàn bộ trọng lượng bằng việc sử dụng boot khi đi bộ.
* Các bài tập:
1. Khởi động gân asin: Vẫn đeo boot nhưng miếng đệm ở gót chân giảm bớt đi, với việc vẫn mang boot bạn có thể chịu đựng toàn bộ trọng lực trên chân đau tại gót chân chứ không phải mũi chân.
2. Nếu sưng hãy tiếp tục nâng cao chân.
3. Các bài tập với chân đau chỉ thực hiện khi làm các bài tập đó mà không đau hoặc không gây căng quá mức tại vị trí mổ.
Ø Bài tập với bây theraband
1. Sử dụng dây ở mức độ nhẹ và xoay ngoài-xoay trong cổ chân.
2. Sử dụng dây band nhẹ và gập duỗi cổ chân từ từ à đây là 1 trong các bài quan trọng nhất.
4. Giai đoạn 4: Từ tuần 12 – 24 sau mổ
* mục tiêu:
+ Bảo vệ gân
+ Thêm các bài tập tăng cường
+ Sử dụng dụng cụ nâng gót chân khi đi
+ bắt đầu đi bộ bình thường
* Giai đoạn này ngừng sử dụng boot, có thể đi giày của bạn được rồi với điều kiện là chèn thêm 1 miếng cao su vào gót chân để nâng gót và có thể sử dụng thêm 1 miếng lót mỏng ở phần gân gót để tránh cọ xát của gân vào giày. Sau khi dùng nâng gót 1 tháng bạn có thể tháo bỏ và đi lại bình thường với điều kiện không căng và không được đi khập khiễng.
* Các bài tập chân với theraband có thể tăng độ nặng với dây nặng ở mức độ trung bình. Giữ ở mức này trong 1 tháng sau đó tăng dây lên mức độ nặng. Các bài tập cho chân đau nên được làm cách ngày chứ không liên tục. Tiếp tục củng cố thân trên và chân không đau cũng như đùi ở cả 2 chân.
Bài tập: Giữ cẳng chân bị thương ở sau đặt
gót chân và bàn chân trên sàn, dựa vào tường cho
đến khi bắp chân căng ra, không kéo căng quá mức.
Giữ 10-15s x 3–5 lần.
.png)
Bài tập: Hai gối trùng và chân đau ở trước, đưa gối về
phía trước trong khi vẫn giữ bàn chân và mũi chân
giữ trên mặt phẳng, căng nhẹ cơ bắp chân.

Bài tập: tay bám vào bàn. 2 chân giữ gối thẳng, kiễng cả
2 chân lên và từ từ hạ xuống dồn lực bởi chân lành, sau 1
tháng có thể dồn lực đều 2 chân và dồn lực mạnh hơn ở
chân đau.
Sau 5-6 tháng có thể nâng lên chỉ bởi chân mổ và hạ
xuống bằng chân mổ.

Bài tập giữ thăng bằng trên chân mổ à sau đó dần dần tăng tiến lên việc giữ thăng bằng trong môi trường không ổn định.

Trong từ 2-6 tuần sau mổ thì để độn gót là từ 4-6cm sau đó hạ dần xuống 2-4cm.
Đi nạng thì giai đoạn này chỉ tì 25-50% lực và không duỗi gối quá mức vì như thế sẽ làm cho cổ chân gập nhiều dẫn đến căng bắp chân.