1. Đại cương
Viêm khớp vẩy nến là một trong số những bệnh lý được xếp vào bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính. Bệnh biểu hiện bởi tổn thương da, viêm khớp ngoại biên không đối xứng, kèm theo tổn thương cột sống-cùng chậu, có 50% bệnh nhân có mặt kháng nguyên HLA-B27. Viêm khớp gặp ở 5-7% các bệnh nhân vẩy nến với tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ như nhau. Tuổi mắc bệnh hay gặp nhất từ 30-55 tuổi.
.png)
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến chưa rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy: gen, môi trường và các yếu tố miễn dịch có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.
Các yếu tố gen: các yếu tố kháng nguyên HLA-Cw6, HLA-B27, HLA-B16, HLA-DR4. Nguy cơ bị viêm khớp vẩy nến ở con của những Bệnh nhân vị viêm khớp vảy nến tăng gấp 50 lần so với người bình thường.
Các yếu tố môi trường; nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học. Có bằng chứng cho thấy nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm khuẩn liên cầu ở đường hô hấp trên là yếu tố gây khởi phát bệnh
Các yếu tố miễn dịch: trong viêm khớp vẩy nến, các tổn thương mô bệnh học ở da có biểu hiện giống với tổn thương ở màng hoạt dịch khớp và viêm các điểm bám gân đó là tăng sinh các tế bào màng hoạt dịch, thâm nhập các tế bào viêm (lympho T, đại thực bào, lympho B, bạch cầu đa nhân trung tính). Các nghiên cứu cho thấy tế bào lympho T có vai trò quan trọng tròn cơ chế bệnh sinh của bệnh. Viêm khớp vẩy nến là kết quả của sự tương tác giữa các tế bào lympho T, tế bào sừng, nguyên bào sợi, các tế bào hoạt dịch typ B (tế bào giống nguyên bào sợi) và typ A (tế bào giống đại thực bào).
3. Triệu chứng
Theo Moll và Wright(1973) bệnh chia làm 5 thể:
Biểu hiện ở gối hoặc ở khớp ngón tay ngón chân làm ngón to lên và có hình khúc dồi. Khi bệnh tiến triển bệnh nhân sẽ bị viêm các bao gân và viêm them nhiều khớp ngón gần và khớp ngón xa khác. Ở môt số bệnh nhân viêm khớp có thể xảy ra sau chấn thương nên có thể chẩn đoán nhầm là viêm khớp do chấn thương.

Thể viêm nhiều khớp có tính chất đối xứng 2 bên
Bệnh nhân bị viêm khớp ở bàn tay bàn chân, khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu. Viêm khớp có tính chất đối xứng 2 bên như trong viêm khớp dạng thấp, nhưng trong viêm khớp vẩy nến bệnh nhân thường viêm ở các khớp ngón xa nhiều hơn dẫn đến cứng khớp ở các khớp ngón xa, ngón gần nên thường có dạng bàn tay vuốt thú hoặc bàn tay mái xuồng.

Thể hủy khớp
Hiếm gặp khoảng 5%. Biểu hiện bởi hủy xương ở các xương đốt ngón và xương bàn tay, các xương bàn chân cũng có thể nhưng hiếm gặp hơn, đây là tổn thương điển hình của viêm khớp vẩy nến.
Thể cột sống
Gặp ở cả 2 giới tỉ lệ như nhau . bệnh nhân đau vùng cột sống thắt lưng hoặc cột sống ngực, đau kiểu viêm, đau âm thầm, mặc dù tổn thương trên xquang rất điển hình. Viêm đốt sống đĩa đệm có thể gặp tất cả các đoạn của cột sống.Ở một số ít bệnh nhân có thể bị bán trật khớp giữa đốt đội và trục do tổn thương đốt sống cổ. Viêm khớp cùng chậu gặp ở 1/3 bệnh nhân và thường viêm một bên.
Một thể lâm sàng có thể gặp là bệnh nhân bị đồng thời cả viêm khớp vẩy nến và viêm cột sống dính khớp. Bệnh nhân có HLA-B27 dương tính, vẩy nến, viêm mống mắt, viêm khớp cùng chậu 2 bên, tổn thương cột sống bắt đầu từ khớp cùng chậu tiến triển lên đến cột sống cổ và không có viêm các khớp ngoại vi.
Một số triệu chứng có thể gặp khác:
4. Chẩn đoán
Theo tiêu chuẩn của Moll và Wright-1973 (hay được sử dụng) phải đáp ứng 3 yếu tố sau:
Bắt buộc có triệu chứng đau cột sống do viêm hoặc viêm màng hoạt dịch khớp (không đối xứng hai been hoặc chủ yếu ở chi dưới) kèm theo ít nhất một trong hai yếu tố sau: có tiền sử gia đình bị vẩy nến hoặc bản thân bị vẩy nến.
Chẩn đoán phân biệt:
Viêm khớp điều trị bằng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD – đặc biệt là methotrexate) và các thuốc sinh học (thuốc kháng yếu tố hoại tử u (TNF)-alpha, ustekinumab, secukinumab, ixekizumab, tofacitinib, abatacept, và apremilast)
Điều trị viêm khớp vẩy nến nhằm kiểm soát tổn thương da và giảm viêm khớp. Điều trị bằng thuốc cũng tương tự như đối với viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là DMARD methotrexate. Hydroxychloroquine không có lợi ích rõ ràng và có thể gây viêm da bong hoặc làm nặng thêm bệnh vẩy nến. Các thuốc sau có thể có tác dụng Chống viêm không steroid, cyclosporine, kháng TNF-alpha, ixekizumab, tofacitinib, abatacept, và apremilast.
6. Phòng bệnh
Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp vảy nến, do đó khuyến cáo người bệnh cần thay đổi lối sống để có thể phòng ngừa được các nguy cơ mắc bệnh, cũng như làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra:
Thiết lập thói quen tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày nhằm giữ các khớp được linh hoạt, tránh tình trạng cứng khớp. Vận động thường xuyên cũng góp phần giúp giảm cân, cung cấp năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh.
Loại bỏ những thói quen xấu gây hại đến sức khỏe cơ thể cũng như có hại cho khớp như hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá…
Tránh những căng thẳng, stress kéo dài làm các cơn đau khớp bùng phát mạnh và tồi tệ hơn. Những bài tập yoga, ngồi thiền có thể làm dịu tâm trí, xoa dịu cơn đau nhức.
Đặc biệt, đến nay cơ sở uy tín để được khám, chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời để ngăn bệnh tiến triển nặng.
Viêm khớp vẩy nến là một trong số những bệnh lý được xếp vào bệnh lý cột sống huyết thanh âm tính. Bệnh biểu hiện bởi tổn thương da, viêm khớp ngoại biên không đối xứng, kèm theo tổn thương cột sống-cùng chậu, có 50% bệnh nhân có mặt kháng nguyên HLA-B27. Viêm khớp gặp ở 5-7% các bệnh nhân vẩy nến với tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ như nhau. Tuổi mắc bệnh hay gặp nhất từ 30-55 tuổi.
.png)
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của bệnh vẩy nến và viêm khớp vẩy nến chưa rõ ràng. Các nghiên cứu cho thấy: gen, môi trường và các yếu tố miễn dịch có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của bệnh.
Các yếu tố gen: các yếu tố kháng nguyên HLA-Cw6, HLA-B27, HLA-B16, HLA-DR4. Nguy cơ bị viêm khớp vẩy nến ở con của những Bệnh nhân vị viêm khớp vảy nến tăng gấp 50 lần so với người bình thường.
Các yếu tố môi trường; nhiễm khuẩn, chấn thương cơ học. Có bằng chứng cho thấy nhiễm trùng, đặc biệt là nhiễm khuẩn liên cầu ở đường hô hấp trên là yếu tố gây khởi phát bệnh
Các yếu tố miễn dịch: trong viêm khớp vẩy nến, các tổn thương mô bệnh học ở da có biểu hiện giống với tổn thương ở màng hoạt dịch khớp và viêm các điểm bám gân đó là tăng sinh các tế bào màng hoạt dịch, thâm nhập các tế bào viêm (lympho T, đại thực bào, lympho B, bạch cầu đa nhân trung tính). Các nghiên cứu cho thấy tế bào lympho T có vai trò quan trọng tròn cơ chế bệnh sinh của bệnh. Viêm khớp vẩy nến là kết quả của sự tương tác giữa các tế bào lympho T, tế bào sừng, nguyên bào sợi, các tế bào hoạt dịch typ B (tế bào giống nguyên bào sợi) và typ A (tế bào giống đại thực bào).
3. Triệu chứng
Theo Moll và Wright(1973) bệnh chia làm 5 thể:
- Thể viêm các khớp ngón xa ở tay và chân.
- Thể viêm vài khớp (từ 4 khớp trở xuống) không có tính chất đối xứng 2 bên (chiếm 30-50% bệnh nhân viêm khớp vẩy nến).
- Thể có biểu hiện tổn thương chủ yếu ở cột sống tương tự như triệu chứng của bệnh viêm cột sống dính khớp (5%).
- Thể viêm khớp: gây phá hủy sụn khớp rất nhiều.
Biểu hiện ở gối hoặc ở khớp ngón tay ngón chân làm ngón to lên và có hình khúc dồi. Khi bệnh tiến triển bệnh nhân sẽ bị viêm các bao gân và viêm them nhiều khớp ngón gần và khớp ngón xa khác. Ở môt số bệnh nhân viêm khớp có thể xảy ra sau chấn thương nên có thể chẩn đoán nhầm là viêm khớp do chấn thương.

Thể viêm nhiều khớp có tính chất đối xứng 2 bên
Bệnh nhân bị viêm khớp ở bàn tay bàn chân, khớp cổ tay, cổ chân, gối, khuỷu. Viêm khớp có tính chất đối xứng 2 bên như trong viêm khớp dạng thấp, nhưng trong viêm khớp vẩy nến bệnh nhân thường viêm ở các khớp ngón xa nhiều hơn dẫn đến cứng khớp ở các khớp ngón xa, ngón gần nên thường có dạng bàn tay vuốt thú hoặc bàn tay mái xuồng.

Thể hủy khớp
Hiếm gặp khoảng 5%. Biểu hiện bởi hủy xương ở các xương đốt ngón và xương bàn tay, các xương bàn chân cũng có thể nhưng hiếm gặp hơn, đây là tổn thương điển hình của viêm khớp vẩy nến.
Thể cột sống
Gặp ở cả 2 giới tỉ lệ như nhau . bệnh nhân đau vùng cột sống thắt lưng hoặc cột sống ngực, đau kiểu viêm, đau âm thầm, mặc dù tổn thương trên xquang rất điển hình. Viêm đốt sống đĩa đệm có thể gặp tất cả các đoạn của cột sống.Ở một số ít bệnh nhân có thể bị bán trật khớp giữa đốt đội và trục do tổn thương đốt sống cổ. Viêm khớp cùng chậu gặp ở 1/3 bệnh nhân và thường viêm một bên.
Một thể lâm sàng có thể gặp là bệnh nhân bị đồng thời cả viêm khớp vẩy nến và viêm cột sống dính khớp. Bệnh nhân có HLA-B27 dương tính, vẩy nến, viêm mống mắt, viêm khớp cùng chậu 2 bên, tổn thương cột sống bắt đầu từ khớp cùng chậu tiến triển lên đến cột sống cổ và không có viêm các khớp ngoại vi.
Một số triệu chứng có thể gặp khác:
- Viêm gân Achille, viêm điểm bám gân của vùng gân vùng gan chân vào xương gót.
- Tổn thương ở mắt: viêm kết mạc
- Một số có thể bị viêm màng bồ đào, xơ phổi kẽ, nhiễm bột thận
- Tổn thương ngoài da:những ban đỏ,nổi cộm, gờ cao hơn mặt da, ranh giới rõ,cỏ vẩy dày nhiều lớp màu bạc dễ bong
- Tổn thương móng: biểu hiện lâm sàng duy nhất giúp phát hiện bệnh nhân vẩy nến có viêm khớp trong tương lai.

4. Chẩn đoán
Theo tiêu chuẩn của Moll và Wright-1973 (hay được sử dụng) phải đáp ứng 3 yếu tố sau:
- Viêm khớp (viêm khớp ngoại vi và hoặc viêm khớp cùng chậu hoặc viêm cột sống).
- Có bệnh vẩy nến.
- Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh âm tính.
Bắt buộc có triệu chứng đau cột sống do viêm hoặc viêm màng hoạt dịch khớp (không đối xứng hai been hoặc chủ yếu ở chi dưới) kèm theo ít nhất một trong hai yếu tố sau: có tiền sử gia đình bị vẩy nến hoặc bản thân bị vẩy nến.
Chẩn đoán phân biệt:
- Viêm cột sống dính khớp: chủ yếu gặp ở nam, không có triệu chứng ngón tay hình khúc dồi, không có tổn thương da và móng của bệnh vẩy nến, cột sống bị tổn thương nặng hơn.
- Viêm khớp dạng thấp: nữ giới chiếm đa số, tổn thương chủ yếu ở khớp bàn ngón và khớp ngón đối xứng hai bên ít gặp ở khớp ngón xa và cột sống. Yếu tố dạng thấp trong huyết thanh dương tính, anti-CCP dương tính.
- Thoái hóa khớp: đau khớp kiểu cơ học không có tổn thương da và móng.
- Gút cấp tính: khớp vị viêm sưng nóng đỏ nhiều kèm theo viêm phần mềm quanh khớp.
Viêm khớp điều trị bằng thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD – đặc biệt là methotrexate) và các thuốc sinh học (thuốc kháng yếu tố hoại tử u (TNF)-alpha, ustekinumab, secukinumab, ixekizumab, tofacitinib, abatacept, và apremilast)
Điều trị viêm khớp vẩy nến nhằm kiểm soát tổn thương da và giảm viêm khớp. Điều trị bằng thuốc cũng tương tự như đối với viêm khớp dạng thấp, đặc biệt là DMARD methotrexate. Hydroxychloroquine không có lợi ích rõ ràng và có thể gây viêm da bong hoặc làm nặng thêm bệnh vẩy nến. Các thuốc sau có thể có tác dụng Chống viêm không steroid, cyclosporine, kháng TNF-alpha, ixekizumab, tofacitinib, abatacept, và apremilast.
6. Phòng bệnh
Hiện chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm khớp vảy nến, do đó khuyến cáo người bệnh cần thay đổi lối sống để có thể phòng ngừa được các nguy cơ mắc bệnh, cũng như làm giảm thiểu các triệu chứng khó chịu và biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra:
Thiết lập thói quen tập thể dục, thể thao đều đặn mỗi ngày nhằm giữ các khớp được linh hoạt, tránh tình trạng cứng khớp. Vận động thường xuyên cũng góp phần giúp giảm cân, cung cấp năng lượng cho cơ thể khỏe mạnh.
Loại bỏ những thói quen xấu gây hại đến sức khỏe cơ thể cũng như có hại cho khớp như hạn chế uống rượu bia, không hút thuốc lá…
Tránh những căng thẳng, stress kéo dài làm các cơn đau khớp bùng phát mạnh và tồi tệ hơn. Những bài tập yoga, ngồi thiền có thể làm dịu tâm trí, xoa dịu cơn đau nhức.
Đặc biệt, đến nay cơ sở uy tín để được khám, chẩn đoán chính xác và can thiệp kịp thời để ngăn bệnh tiến triển nặng.