icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

VIÊM CƠ THẮT LƯNG CHẬU

Người đăng: Bùi Hương -
1. Đại cương
Viêm cơ thắt lưng chậu là tình trạng các bó cơ ở vùng thắt lưng bị tổn thương do sự tấn công của các loại vi khuẩn, ký sinh trùng. Nguyên nhân gây bệnh đến nay vẫn chưa được xác định cụ thể. Viêm cơ thắt lưng chậu có thể là căn bệnh tự miễn, nghĩa là các cơ ở lưng chậu bị yếu, khả năng chống lại các vi khuẩn có hại kém nên dẫn tới viêm cơ. Có ý kiến cho rằng, viêm cơ thắt lưng do chính hệ miễn dịch của người bệnh sản sinh ra một loại vi khuẩn gây viêm ở bộ phận này.
Viêm cơ thắt lưng chậu, còn được gọi là viêm cơ chậu hoặc viêm cơ tại vùng chậu, là một tình trạng đau lưng và đau vùng chậu do viêm hoặc tình trạng co thắt cơ ở khu vực này. Viêm cơ thắt lưng chậu thường gặp ở phụ nữ và độ tuổi trung niên.


2. Nguyên nhân viêm cơ thắt lưng chậu
  • Các viêm bạch mạch vùng thắt lưng chậu: Các hạch vùng chậu là những trạm của các đường dẫn lưu bạch mạch vùng tiểu khung, của vùng đùi và của các tạng trong ổ bụng. Khi viêm bạch mạch vùng tiểu khung thì có thể lan tỏa viêm nhiễm vào vùng cơ thắt lưng chậu gây viêm cơ thắt lưng chậu.
  • Các viêm nhiễm của thận và khoang quanh thận có thể lan vào vùng cơ thắt lưng chậu, các viêm nhiễm của cơ quan sinh dục lan lên cơ thắt lưng chậu, hay gặp nhất là sau đẻ.
  • Các bệnh của ống tiêu hóa: viêm ruột thừa, viêm túi thừa, viêm ruột Crhon cũng được tìm thấy. Một áp xe cơ thắt lưng chậu có thể là một biểu hiện gợi ý của một ung thư đại tràng hay lympho manh tràng. Cuối cùng thì một viêm tụy cấp đặc biệt là viêm tụy cấp hóa mủ có thể tạo ra dòng mủ chảy xuống vùng cơ thắt lưng chậu
  • Các áp xe sau mổ: sau mổ tử cung, phẫu thuật tiêu hóa, ghép thận, viêm nhiễm trùng da, tĩnh mạch đùi bằng phương pháp Seldinger… có thể là nguyên nhân gây viêm cơ thắt lưng chậu.
3. Triệu chứng viêm cơ thắt lưng chậu
Các triệu chứng của viêm cơ thắt lưng chậu bao gồm:
  • Đau lưng hoặc đau vùng khung chậu.
  • Khó khăn trong việc di chuyển và làm việc hàng ngày.
  • Cảm giác  đau khó chịu hoặc đau khi ngồi lâu hoặc khi tiểu tiện.
  • Cảm giác đau khó chịu khi giao hợp hoặc khi hoạt động tình dục.


4. Chẩn đoán viêm cơ thắt lưng chậu
Để chẩn đoán viêm cơ thắt lưng chậu, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm hình ảnh như siêu âm hoặc CT scan để xác định tình trạng cụ thể của cơ và các khu vực lân cận
Siêu âm:
  • Cơ thắt lưng chậu một bên phì đại, có thể to hơn bên đối diện 2-3 lần, đây là dấu hiệu quan trọng nhất và dễ phát hiện nhất trên siêu âm.
  • Cơ thắt lưng chậu sẽ giảm âm và tùy theo từng giai đoạn thì nếu chưa áp xe vùng viêm sẽ to ra hình thôi và giảm âm so với vùng lân cận, nếu đã áp xe hóa thì sẽ biểu hiện bằng hình rỗng âm và có ít âm không đồng đều bên trong.
  • Nếu phát hiện thấy hình hơi trong vùng cơ đái chậu thì gợi ý có ổ áp xe.
  • Nếu tổn thương thấy cả hai bên thì phải tìm tổn thương bệnh lý cột sống và thường hay gặp nhất là lao cột sống nhất là thấy tổn thương cả hai bên và có vôi hóa.
  • Trong trường hợp nghi ngờ thì tiến hành chọc dò dưới hướng dẫn của siêu âm cho phép chẩn đoán xác định.
X-quang
  • Vùng cột sống thắt lưng có thể thấy rõ bóng cơ thắt lưng chậu to ra, bóng khí.
  • Hình ảnh canxi hóa tại vùng áp xe gợi ý vi khuẩn lao.
Cắt lớp vi tính:
  • Được chỉ định với cơ thắt lưng chậu cho phép phát hiện sớm tổn thương với độ nhạy cao. Nếu thấy khí tại vùng cơ, tức là đã có áp xe.
MRI:
  • Giảm tín hiệu trên T1, tăng tín hiệu trên T2 thành ổ khu trú trên cơ
5. Điều trị viêm cơ thắt lưng chậu
Các phương pháp điều trị cho viêm cơ thắt lưng chậu bao gồm:
  • Tập thể dụcluyện tập thể dục thể thao để giảm đau và tăng sức mạnh cơ bắp.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống và tập luyện để giảm cân.
  • Sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm hoặc thuốc giãn cơ để giảm đau và giảm viêm.
  • Vật lý trị liệu như  sử dụng liệu pháp nóng hoặc lạnh và massage để giảm đau và cải thiện sức khỏe cơ bắp.

Bệnh học liên quan

Xem thêm