icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ

Người đăng: Bùi Hương -
HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY: NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ ĐIỀU TRỊ
1. Tổng quan Hội chứng ống cổ tay
Hội chứng ống cổ tay rất hay thường gặp, ngày nay số người mắc hội chứng này đang tăng lên do nhu cầu về công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay ngày càng nhiều (đánh máy). Mặc dù chưa có thống kê chính thức về tỷ lệ mắc hội chứng này, nhưng tại Mỹ các thống kê cho thấy, hàng năm khoảng 50/1000 người mắc bệnh lý cổ tay, ở nhóm nguy cơ cao tỷ lệ này có thể lên tới 500/1000.

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng dây thần kinh giữa cánh tay bị chèn ép khi đi ngang qua ống cổ tay, hậu quả là gây viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác, thậm chí có thể gây teo cơ, yếu cơ, giảm chức năng vận động của vùng bàn tay thuộc chi phối của dây thần kinh giữa.
Về giải phẫu, thần kinh giữa đi chung với những gân cơ gấp của các ngón tay trong ống cổ tay. Ống cổ tay được tạo bởi mạc giữ gân gấp và các vách chung quanh là bờ của các xương cổ tay.
Chính vì nằm trong một cấu trúc không co giãn được (ống) nên khi có sự tăng thể tích của các gân gấp bị viêm (hay các tư thế gấp duỗi cổ tay quá mức và thường xuyên) thì sẽ tạo một lực chèn ép lên các mạch máu nuôi nhỏ đi sát bên dây thần kinh, gây ra tình trạng thiểu dưỡng.
Tăng áp lực trong ống cổ tay dẫn đến rối loạn dẫn truyền sợi trục và thiếu máu màng ngoài của dây thần kinh. Lâu dần gây các triệu chứng lâm sàng tổn thương dây giữa (viêm, đau, tê, giảm hoặc mất cảm giác)..
2. Nguyên nhân  chèn ép gây hội chứng ống cổ tay
‎Có nhiều nguyên nhân gây hội chứng ống cổ tay, trong đó thường gặp như công việc vận động cổ tay nhiều, chấn động rung do dụng cụ cầm tay, thoát vị bao hoạt dịch khớp cổ tay, viêm - xơ hóa các dây chằng vùng cổ tay,…. hội chứng ống cổ tay còn hay gặp trong các chứng viêm đa dây thần kinh do đái tháo đường, nhiễm độc rượu mạn tính…
Theo thống kê, phụ nữ có nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay cao gấp ba lần so với nam giới, điều này có thể do phụ nữ có đường hầm ống cổ tay nhỏ hơn. Thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ có thể gây sưng viêm các thành phần trong ống cổ tay. Ngoài ra, sau tổn thương cổ tay như: tình trạng viêm khớp, dây chằng, viêm đơn dây, đa dây thần kinh hay cả các chấn thương cổ tay như trật khớp, gãy xương làm thay đổi không gian trong ống cổ tay.
Do đó, các nghiên cứu cho thấy phụ nữ ở tuổi trung niên, những người làm các nghề phải vận động cổ tay nhiều như: tài xế, thợ cắt tóc, thu ngân, đánh máy,… có tỉ lệ cao mắc tình trạng này.

3. Biểu hiện khi mắc hội chứng ống cổ tay
Khi mắc hội chứng ống cổ tay người bệnh thường có biểu hiện tê, ngứa ran và đau chủ yếu ở ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón đeo nhẫn. Tình trạng đau tê này nặng hơn vào ban đêm. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác "kim châm" ở tay, cảm giác sưng ở ngón tay; cảm giác đau và ngứa ran có thể lan lên phần cẳng tay và vai. Tay người bệnh yếu, khó cầm nắm đồ vật hoặc cài cúc áo, sử dụng điện thoại…

4. Chẩn đoán và điều trị hội chứng ống cổ tay
Để chẩn đoán hội chứng ống cổ tay. Chủ yếu dựa vào  triệu chứng lâm sàng nhưng để chẩn đoán chính xác các bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cận lâm sàng như: Siêu âm cổ tay, đo dẫn truyền điện thần kinh cơ, X- quang cổ tay...
Ngoài chẩn đoán bệnh thì kết quả chẩn đoán sẽ cho biết hội chứng ống cổ tay ở giai đoạn nào và loại trừ các bệnh lý khác ở cổ tay cũng gây đau tương tự hoặc tìm nguyên nhân của hội chứng ống cổ tay.
Về điều trị hội chứng ống cổ tay. Tùy thuộc vào từng cá nhân, giai đoạn bệnh mà các bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. Với nguyên tắc chung khi điều trị hội chứng ống cổ tay gồm:
- Dùng nẹp cổ tay để tránh các cử động lặp lại nhiều lần của cổ tay và sử dụng cho những bệnh nhân có nghề nghiệp phải cử động cổ tay nhiều.
- Sử dụng các thuốc kháng viêm NSAIDs hay tiêm corticoide tại chỗ để giảm đau và điều trị các bệnh lý kết hợp (nếu có) gây nặng thêm tình trạng viêm ống cổ tay. Ngoài ra người bệnh cần tập vật lý trị liệu ở giai đoạn nhẹ. Mục tiêu là tăng tuần hoàn của bàn tay và cổ tay, làm giảm phù và kích thích các mô mềm khỏe hơn (các cơ, các dây chằng và các gân). Nhờ đó làm giảm các triệu chứng của bệnh lý hội chứng ống cổ tay.
- Chỉ định phẫu thuật cho người bệnh ở giai đoạn nặng, có dấu hiệu rối loạn cảm giác, teo cơ hoặc đã điều trị nội khoa nhiều tháng mà tình trạng bệnh không thuyên giảm
 * Lời khuyên
Hội chứng ống cổ tay rất hay gặp trong thực tế lâm sàng, để phòng bệnh chúng ta cần lưu ý đến tư thế khi làm việc như:
  • Giữ cho bàn tay trên cùng mặt phẳng với cẳng tay;
  • Không nắm dụng cụ quá mạnh;
  • Không gõ bàn phím quá mạnh;
  • Đổi tay nếu có thể được;
  • Nghỉ thư giãn mỗi 15-20 phút;
  • Giữ tay ấm;
  • Không gối đầu trên tay khi ngủ;
  • Thư giãn, tránh căng thẳng.
Nếu phát hiện những dấu hiệu của hội chứng ống cổ tay, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm để dự phòng biến chứng. Việc chẩn đoán đơn giản, nhanh gọn bằng các xét nghiệm phù hợp. Ðiều trị sớm giúp phục hồi nhanh chóng, nếu để muộn có thể teo cơ và hạn chế vận động bàn tay ảnh hưởng đến cuốc sống sinh hoạt hằng ngày.
 

Bệnh học liên quan

Xem thêm