icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Bệnh học

_banggia

HỘI CHỨNG ĐAU XƠ CƠ VÙNG CỔ

Người đăng: Bùi Hương -
HỘI CHỨNG ĐAU XƠ CƠ VÙNG CỔ
1. Hội chứng lâm sàng mà đau xơ cơ vùng cổ hay gặp
1.1. Tổng quan
Đau xơ cơ là hội chứng đau mãn tính tác động lên một vùng hay một khu vực của cơ thể. Chứng đau xơ cơ ở cột sống cổ là một trong những tình trạng gây đau đớn phổ biến nhất hay gặp trên thực tế.

1.2. Điểm kích hoạt
Điều kiện cần thiết để chẩn đoán là  phát hiện những điểm kích hoạt (trigger points) cân cơ khi thăm khám lâm sàng. Những điểm kích hoạt này thường được coi là kết quả của vi chấn thương tác động tới các cơ bị ảnh hưởng.

Kích thích những điểm kích hoạt cần cơ này gây tái phát hoặc làm nặng thêm triệu chứng đau của bệnh nhân. Mặc dù những điểm kích hoạt về cơ bản thường khu trú ở hệ cơ cạnh sống, cơ thang và những cơ khác ở vùng cổ.

Đau thường liên quan tới những vùng khác. Kiểu đau tham chiếu này có thể làm nhầm lẫn chẩn đoán hay quy cho hệ thống cơ quan khác, từ đó dẫn đến các cận lâm sàng đánh giá tổng quát không cần thiết và điều trị không hiệu quả.


1.3. Đặc điểm của điểm kích hoạt
Sinh lý bệnh của các điểm kích hoạt cân cơ trong hội chứng đau xơ cơ cột sống cổ vẫn chưa được biết rõ ràng nhưng chấn thương mô có vẻ hợp lý. Chấn thương cấp tính tới cơ do căng duỗi quá mức thường gây ra chứng đau xơ cơ.

Các tổn thương cơ nhỏ dạng vi chấn thương lặp đi lặp lại, làm tổn thương các sợi cơ do quá nóng hoặc quá lạnh, sử dụng quá mức và sự bất hợp giữa các cơ đồng vận và đối vận hay những bệnh lý kèm theo như bệnh lý rễ thần kinh có thể gây ra hội chứng đau xơ cơ cột sống cổ.

1.4. Yếu tố ảnh hưởng
Rất nhiều nguyên nhân có thể khiến bệnh nhân bị chứng đau xơ cơ cột sống cổ.
  • Một vận động viên thực hiện các bài tập thể lực không quen thuộc có thể gây chứng đau xơ cơ.
  • Tư thế xấu khi ngồi máy tính hoặc khi xem ti vi cũng là các yếu tố gây nên.
  • Thêm vào đó, những chấn thương cũ có thể gây ra các bất thường chức năng cơ và tăng thêm nguy cơ phát triển hội chứng đau xơ cơ.
Tất cả những yếu tố thúc đẩy trên có thể gây tăng nặng nếu bệnh nhân có tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc có những bất thường tâm lý kèm theo.

1.5. Triệu chứng kèm theo
Co cứng cơ kèm mỏi cơ thường đi kèm với triệu chứng đau trong chứng đau xơ cơ cột sống cổ. Những triệu chứng này làm tăng cường thêm sự hạn chế chức năng do bệnh này và làm phức tạp quá trình điều trị. Đau xơ cơ có thể xảy ra như một giai đoạn bệnh nguyên phát hay đi kèm các bệnh lí gây đau khác, bao gồm bệnh lý rễ thần kinh cổ và hội chứng đau khu trú vùng mãn tính.

Những bất thường về tâm lý hay hành vi, đặc biệt là trầm cảm thường đi kèm với bất thường cơ. Kiểm soát tất cả các tình trạng đi kèm này phải được kết hợp với nhau để có một kế hoạch điều trị thành công. Các nghiên cứu đã gợi ý các sự bất thường trong gen vận chuyển serotonin có thể thúc đẩy bệnh nhân tiến triển thành chứng đau xơ cơ như là một kết quả của quá trình đau bất thường.

2. Dấu hiệu và triệu chứng của đau xơ cơ
Điều kiện thiết yếu của chứng đau xơ cơ cột sống cổ là các điểm kích hoạt cân cơ. Các điểm kích hoạt này là các tổn thương bệnh lí và đặc trưng bởi các điểm khu trú rất nhạy cảm với đau nằm trong cơ bị ảnh hưởng.

Sự kích thích cơ học lên các điểm kích hoạt bằng cách sờ nắn hay căng giãn không chỉ gây đau dữ dội tại chỗ mà còn gây đau tham chiếu. Dải căng (Taut bands) của các sợi cơ thường xác định được khi sờ ấn lên các điểm kích hoạt cân cơ. Thêm vào đó, sự co rút không chủ đích của cơ bị kích thích, gọi là một dấu hiệu giật nảy (jump sign) thường có.

Dấu hiệu giật nảy dương tính là đặc trưng cho hội chứng đau xơ cơ cột sống cổ, cũng như sự co cứng cổ, đau khi thực hiện một số cử động và đau lan tới hai chi trên không theo kiểu khoanh da. Mặc dù kiểu đau tham chiếu này được nghiên cứu rất kỹ và là đặc điểm đặc trưng, nhưng nó vẫn thường dẫn đến chẩn đoán sai.

3. Cận lâm sàng
Sinh thiết các điểm đau khởi phát đã được xác định trên lâm sàng không phát hiện ra bất kì đặc điểm bất thường nào về mô học. Các cơ chứa các điểm này được mô tả hay như bị “nhậy cắn” hoặc như có “thoái hóa sáp”. Tăng myoglobin huyết tương được báo cáo ở một số bệnh nhân bị hội chứng đau xơ cơ cột sống cổ, nhưng không được chứng thực ở các nhà nghiên cứu khác.

Chẩn đoán điện học cho thấy có sự tăng điện thế cơ ở một số bệnh nhân nhưng một lần nữa nghiên cứu này không được khẳng định.

Chẩn đoán được dựa trên trên các biểu hiện lâm sàng của các điểm khởi phát trong khối cơ cạnh sống kết hợp với dấu hiệu giật nảy dương tính, chứ không phải dựa trên các xét nghiệm chuyên biệt, chẩn đoán điện học hay chẩn đoán hình ảnh.

4.Điều trị chứng đau xơ cơ vùng cổ
4.1.  Phong bế điểm kích hoạt
Điều trị tập trung vào phong bế các điểm kích hoạt cân cơ và đạt được hiệu quả giãn cơ kéo dài. Bởi vì cơ chế của các phương pháp này còn chưa được hiểu rõ, nên chúng là các phương pháp điều trị thử và có thể có sai sót trong điều trị. Điều trị bảo tồn khởi đầu bao gồm tiêm vào điểm kích hoạt với thuốc tê tại chỗ hoặc dung dịch muối sinh lí.

4.2. Điều trị bệnh đi kèm
Do rất nhiều bệnh nhân bị hội chứng đau xơ cơ cột sống cổ có biểu hiện trầm cảm và lo lắng đi kèm, nên thuốc chống trầm cảm là một phần không thể thiếu trong các kế hoạch điều trị. Pregabalin và gabapentin cũng cho thấy hiệu quả làm giảm nhẹ các triệu chứng của hội chứng đau xơ cơ.

4.3. Vật lý trị liệu
Ngoài ra còn một số phương pháp hỗ trợ điều trị chứng đau xơ cơ cột sống cổ. Liệu pháp sử dụng nhiệt nóng hoặc nhiệt lạnh là thường được kết hợp với phương pháp tiêm điện kích hoạt và thuốc chống trầm cảm để đạt hiệu quả giảm đau. Một vài bệnh nhân có thể được giảm đau bằng các ứng dụng kích thích thần kinh qua da (TENS) hoặc kích thích điện để làm mềm cơ bị ảnh hưởng.

4.4. Phương pháp khác
Tập thể dục có thể làm dịu các triệu chứng và cải thiện sự mệt mỏi do bệnh này.

Mặc dù hiện nay chưa được sự đồng ý của FDA trong tác dụng điều trị, tiêm những, một liều nhỏ chất botilium toxin type A trực tiếp vào các điểm kích thích đã điều trị thành công cho những bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị truyền thống.

5. Biến chứng và những sai làm thường gặp
Phương pháp tiêm điểm kích hoạt cực kỳ an toàn nếu sự chú ý cần thận đến các cấu trúc giải phẫu lân cận. Cần tuân thủ kĩ thuật vô trùng nghiêm ngặt để ngăn ngừa nhiễm khuẩn, cùng với các phương pháp phòng ngừa cẩn thận để hạn chế tối thiểu nguy cơ cho các thủ thuật.

Hầu hết các tác dụng phụ của tiêm điểm kích hoạt liên quan tới chấn thương do kim tiêm gây ra tại điểm tiêm và các mô phía dưới. Tỷ lệ hình thành bầm máu hay máu tụ có thể giảm thiểu nếu ép lên chỗ tiêm ngay sau khi tiêm. Việc tránh dùng kim quá dài có thể giảm tỷ lệ tổn thương tới các cấu trúc bên dưới. Đặc biệt cẩn thận để tránh tràn khí màng phổi khi tiêm các điểm kích hoạt nằm gần khoang màng phổi.
 

Bệnh học liên quan

Xem thêm