icon icon icon icon
REHA YOGA Tìm kiếm

Reha hỗ trợ điều trị thế nào?

Cong vẹo cột sống: Hướng điều trị hiệu quả, an toàn!!

Người đăng: Khánh Huyền - 07/12/2022

Cong vẹo cột sống: Hướng điều trị hiệu quả, an toàn?

 

Thực trạng cong vẹo cột sống đang có xu hướng gia tăng mạnh mẽ, nhất là trong độ tuổi học đường. Nếu không được phát hiện và điều trị từ sớm không chỉ gây ra những cơn đau, nhức mỏi khó chịu mà còn có nguy cơ dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hiểm như rối loạn tư thế và dị dạng thân hình, khiến người bệnh tự ti, mặc cảm.

1. Tổng quan bệnh vẹo cột sống

Vẹo cột sống (hay còn gọi là vẹo cột sống thắt lưng) là tình trạng các đốt sống bị cong bất thường sang một bên trái hoặc phải của xương sống thẳng. Tình trạng vẹo cột sống xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau và mỗi dạng sẽ có những đặc điểm riêng. Cụ thể:

  • Ở trẻ em: Chủ yếu do tư thế ngồi học không đúng, ngồi lệch sang một bên hoặc đeo cặp nặng, bàn ghế có kích thước không phù hợp. Khi đó, trẻ sẽ có các dấu hiệu bất thường như dốc hai vai không đều nhau, bên thấp bên cao; phần xương bả vai nhô ra bất thường.
Cột sống bị vẹo ở trẻ nhỏ
Cột sống bị vẹo ở trẻ nhỏ nguyên nhân chủ yếu do phải mang cặp sách nặng làm vai bị lệch, bàn ghế ngồi học không đạt tiêu chuẩn tạo ra tư thế học tập sai.
  • Ở người lớn: Cột sống bị cong vẹo ở người lớn hầu hết do thoái hóa đĩa đệm, sụp lún các đốt sống… Những trường hợp này thường bị vẹo ở vùng thắt lưng, với triệu chứng là đau lưng, tê, chuột rút, lan dần xuống chân khi dây thần kinh bị chèn ép.
Cong vẹo cột sống không chỉ gây biến dạng khung xương, dáng người lệch sang bên khiến người bệnh mặc cảm và tự ti về ngoại hình mà còn có gây nhiều hệ quả khôn lường như: phổi và tim bị tổn thương do khung xương sườn đè ép. Cong vẹo cột sống khi còn nhỏ nhiều khả năng bị đau lưng mãn tính khi lớn tuổi, gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống.

 

Chính vì thế, khi xuất hiện các dấu hiệu vẹo cột sống, bệnh nhân không nên tự ý điều trị tại nhà. Thay vào đó, người bệnh nên đến các địa chỉ chuyên khoa cơ xương khớp để kiểm tra, từ đó xác định đúng nguyên nhân và có giải pháp khắc phục tình trạng phù hợp.

2. Điều trị vẹo cột sống: Đi tìm giải pháp chữa dứt điểm, đảm bảo an toàn

Hiện nay, để chữa vẹo cột sống có rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào mức độ cong vẹo cột sống, bác sĩ sẽ đề ra hướng điều trị thích hợp.

2.1. Mang áo nẹp chỉnh hình

Áo nẹp thường được chỉ định nhằm ngăn chặn sự tiến triển của vẹo cột sống, không giúp làm thẳng cột sống. Người bệnh cần mang áo nẹp trong suốt 16 – 23 giờ/ngày đến khi vẹo cột sống ngừng tiến triển, tái khám 3 tháng/lần và chụp phim X-quang 6 tháng/lần để bác sĩ theo dõi.

2.2. Bài tập cải thiện vẹo cột sống

Việc luyện tập sẽ hỗ trợ rất tốt cho người bệnh, giúp cột sống dần khôi phục đường cong sinh lý. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng vẹo cột sống ở thắt lưng, vai hay ngực mà động tác sẽ khác nhau, nên bệnh nhân cần được thăm khám và tư vấn kỹ càng các bài tập phù hợp.

2.3. Chữa cong vẹo cột sống bằng phẫu thuật

Trường hợp bệnh nhân mắc vẹo cột sống nghiêm trọng, thường xuyên đau dữ dội gây hạn chế vận động, áp dụng điều trị bảo tồn không hiệu quả… sẽ được chỉ định phẫu thuật. Dù vậy, phẫu thuật tiềm ẩn nhiều rủi ro và chi phí khá cao nên bệnh nhân cần cân nhắc, nhất là với các bệnh nhi nhỏ tuổi.

2.4. Vật lý trị liệu hỗ trợ điều trị

Thực hiện các bài tập vật lý trị liệu được thiết kế riêng biệt cho tình trạng bệnh, hoặc có sự hỗ trợ của thiết bị hiện đại là cách vừa hỗ trợ khôi phục đường cong sinh lý, vừa giúp lưng và cột sống tăng cường độ linh hoạt, dẻo dai.

 

Đừng để tình trạng cong vẹo cột sống là “trở ngại” ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, khiến bạn tự ti, không thoải mái làm việc, vui chơi hay học tập. Nếu phát hiện dấu hiệu vẹo cột sống bất thường, hãy thăm khám sớm để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả.
 


Reha hỗ trợ điều trị thế nào? liên quan

Xem thêm