CÁCH PHÂN BIỆT ĐAU THẦN KINH TỌA VÀ HỘI CHỨNG PIRIFORMIS
1. Đau thần kinh tọa
1.1. Đau thần kinh tọa là gì?
Đau thần kinh tọa là triệu chứng các cơn đau dọc từ thắt lưng tới bàn chân, đau xảy ra ở một bên người, khi dây thần kinh tọa bị chèn ép, tổn thương. Đây là bệnh lý xương khớp phổ biến ở lứa tuổi lao động từ 30 – 50 tuổi vì ở độ tuổi này, tư thế sinh hoạt, lao động ảnh hưởng đến cột sống rất nhiều.
Dây thần kinh tọa là dây thần kinh dày và dài nhất cơ thể. Nó thoát ra từ cột sống lưng chạy dọc qua vùng hông, đi qua bờ dưới của cơ hình lê và chia thành nhiều dây thần kinh nhỏ đi xuống tận cùng sau bàn chân.
Thoát vị đĩa đệm vùng cột sống, nhất là đĩa đệm L4-L5, đĩa đệm L5-S1 là nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường gặp. Đĩa đệm nằm ở giữa hai đốt sống, có nhiệm vụ giảm xóc, giúp bảo vệ cột sống khỏi những chấn thương từ bên ngoài như tai nạn, té ngã, áp lực cột sống khi mang vác vật nặng.
Tuy nhiên, theo thời gian, khi cơ thể có dấu hiệu lão hóa (trên 30 tuổi), vòng sụn bên ngoài đĩa đệm trở nên sần sùi, rạn nứt, nhân nhầy bị khô. Khi cột sống bị tác động mạnh, nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài thông qua những vết rạn nứt, chui vào ống sống, chèn ép rễ dây thần kinh, gây đau nhức dữ dội.
Ngoài ra, còn một số nguyên nhân gây đau thần kinh tọa như:
1.3. Triệu chứng
Đau là triệu chứng nổi bật của bệnh lý này. Cơn đau khởi phát từ từ, xuất hiện ở thắt lưng đột ngột vài giờ hoặc vài ngày, có khi âm ỉ cơn đau thường đau dữ dội khi ho, cúi người, hắt hơi. Sau đó, đau nhức lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng bàn chân.
* Một số triệu chứng đau thần kinh tọa phổ biến như:
- Đau tăng về đêm, sáng sớm sau khi thức dậy.
- Nóng ran, tê cóng hoặc như kim châm tại vùng đau.
- Gót chân, mũi chân không nhấc lên được.
- Chân tê bì, mất cảm giác, không thể kiểm soát tiểu tiện.
- Xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân.
2.1. Hội chứng Pirifomis là gì?
Hội chứng Piriformis (hội chứng cơ hình lê, hội chứng cơ tháp) là một bệnh lý rối loạn dây thần kinh hiếm gặp do cơ hình lê bị tổn thương gây chèn ép dây thần kinh tọa.
Cơ hình lê là một cơ dẹt, nằm phía trên mông, cạnh bề mặt khớp háng, có ảnh hưởng đến toàn bộ vận động phần dưới cơ thể. Bởi, nó có vai trò nâng và xoay đùi, giúp ổn định khớp háng và duy trì sự cân bằng khi bước đi.
2.2. Nguyên nhân
Hội chứng Piriformis xảy ra khi cơ hình lê bị kích thích, co cứng, từ đó gây chèn ép dây thần kinh tọa gây đau, tê bì và cảm giác bó chặt ở vùng mông rồi lan dần xuống mặt sau đùi, chân.
2.3. Triệu chứng
Khi mắc hội chứng Piriformis, người bệnh thường có những biểu hiện như:
- Đau lan theo đường đi của dây thần kinh tọa. Cơn đau thường xuất hiện khi chạy, ngồi lâu hoặc leo cầu thang.
- Cảm giác ngứa ran, tê ở mông và bàn chân.
Đau thần kinh tọa và hội chứng Piriformis đều gây ra bởi sự chèn ép dây thần kinh hông to (thần kinh tọa). Tuy nhiên, nguyên nhân gây đau thần kinh tọa thường là do thoát vị đĩa đệm, còn hội chứng Piriformis là do cơ hình lê bị co cứng, bó chặt, chèn ép vào dây thần kinh.
Các triệu chứng của hội chứng Piriformis và đau thần kinh tọa rất giống nhau. Triệu chứng cơn đau có phạm vi rộng, chạy dọc từ thắt lưng, lan xuống mông, bàn chân và ngón chân, gây tê nhức, ngứa ran một bên cơ thể. Sự khác biệt lớn nhất giữa 2 bệnh lý xương khớp này chính là cơn đau thần kinh tọa dữ dội hơn, nhất là ở hông, đến mức người bệnh đi khập khiễng, đi lại khó khăn. Ngược lại, hội chứng Piriformis thường không gây đau ở đùi.
Hội chứng Piriformis có thể giảm đi khi người bệnh đi bộ hướng bàn chân ra ngoài. Bởi, ở tư thế này khớp háng xoay ra ngoài vì vậy giảm sự bó chặt cơ hình lê. Còn đau thần kinh tọa, mỗi cử động đều gây đau nhức khó chịu. Ngoài ra, đau thần kinh tọa rất phổ biến còn hội chứng Piriformis thì hiếm gặp hơn.
Cách chẩn đoán và nhận biết:
Có 2 cách chẩn đoán để phân biệt hội chứng Piriformis và đau thần kinh tọa, cụ thể như sau:
Phương pháp 1: Cho bệnh nhân ngồi trên ghế, từ từ duỗi thẳng chân đau sao cho song song với sàn nhà. Nếu cơn đau tăng lên thì đó là đau thần kinh tọa.
Phương pháp 2: Bệnh nhân ngồi trên ghế, từ từ nâng đầu gối chân đau lên về phía vai cùng bên. Người bệnh sẽ có cảm giác cơn đau tăng lên, có thể là đau nhói hoặc không nâng đầu gối lên được. Sau đó, tiếp tục đưa đầu gối về phía vai đối điện, nếu vẫn đau nhức dữ dội thì đó rất có thể là hội chứng Piriformis.
Lưu ý: 2 phương pháp chẩn đoán này chỉ thực hiện được khi bệnh nhân có 1 trong 2 hội chứng.
4. Cách điều trị đau thần kinh tọa và hội chứng Piriformis (cơ hình lê)
Nguyên nhân đau thần kinh tọa và hội chứng cơ hình lê là do sự chèn ép dây thần kinh. Việc sử dụng thuốc giảm đau chỉ là phương pháp điều trị tạm thời, cơn đau thường quay lại sau khi ngưng thuốc. Ngoài ra, việc tự ý dùng thuốc còn gây ra nhiều tác dụng phụ với cơ thể. Do đó, cách điều trị hiệu quả nhất là xác định rõ nguyên nhân, đưa ra liệu trình chữa trị dứt điểm và tuân thủ chỉ định của bác sĩ.
Đau thần kinh tọa và hội chứng Piriformis đều gây ra triệu chứng đau nhức, khó chịu và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào ở thắt lưng lan xuống mông, bạn nên thăm khám ngay lập tức để xác định nguyên nhân và chữa trị đúng cách.